Công ty bạn đang tăng trưởng quá nhanh? Dưới đây là những biện pháp giúp bạn đảm bảo văn hóa và tổ chức công ty luôn bắt kịp với đà tăng trưởng nhanh.
Tuần trước, tôi có dịp nói chuyện với giám đốc điều hành của một công ty mới thành lập nhưng đã gặt hái được nhiều thành công đến nỗi công ty đã tăng mức doanh thu và số lượng nhân viên đến hơn 50%. Và cùng lúc đó công ty cũng huy động được mười triệu tiền vốn đầu tư mạo hiểm.
Vậy công ty này đã thực sự trưởng thành? Không hẳn thế.
Đó là vì vị giám đốc điều hành đang lo lắng về việc liệu công ty mới khởi nghiệp của ông có thể quản lý tốt hơn sự tăng trưởng. Đặc biệt, ông nghĩ rằng công ty có thể cải thiện cơ cấu, các hệ thống và các giá trị đóng góp.
Tôi sẽ giải thích rõ hơn về những thuật ngữ này. Các hệ thống trình bày chi tiết các qui trình mà một công ty hoạt động và các phương thức cụ thể mà công ty đó sử dụng để đánh giá xem công ty đang thực hiện tốt đến đâu.
Mặc dù các hệ thống trong nhiều công ty thường chỉ chú trọng tới việc đẩy mạnh và đánh giá hoạt động tài chính, khi một công ty tăng trưởng, điều quan trọng là phải xây dựng các hệ thống đánh giá các yếu tố định tính như sự hài lòng của khách hàng và nhân viên, học tập, đổi mới và tăng trưởng.
Cơ cấu là cách mọi người tổ chức và báo cáo lại các mối quan hệ của họ. Thông thường, các công ty bắt đầu với việc tổ chức theo chức năng- với những người quản lý chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, sản xuất, tiếp thị, bán hàng và tài chính. Khi một công ty phát triển, nó sẽ tạo ra những sự chia rẽ giữa những người quản lý lớn phụ trách các dây chuyền sản phẩm khác nhau giống như một doanh nghiệp con trực thuộc một doanh nghiệp lớn.
Và các giá trị đóng góp chính là một kiểu quản lý có tính chất khuyến khích của một công ty. Các công ty mới nói rõ các giá trị đóng góp sẽ tuyển được những người phù hợp với văn hóa công ty và dùng chính những giá trị này để quyết định đề bạt ai và ai giữ chức vụ quản lý công ty.
Nếu công ty của bạn đang phải vất vả quản lý sự tăng trưởng quá nhanh thì dưới đây là năm bước giúp bạn cải thiện cơ cấu, hệ thống và các giá trị đóng góp.
1. Xây dựng một nhóm dự án.
Nếu muốn thay đổi ba điều trên, bạn không thể một mình làm được. Bạn nên lập nên một nhóm gồm nhiều nhân sự chủ chốt của công ty và bạn có thể thêm các đại diện của nhóm khách hàng hàng đầu của bạn và cả các bên cung cấp quan trọng nữa.
Và một khi bạn đã thành lập nhóm đó, bạn phải xây dựng một biện pháp quản lý tăng trưởng, có thể là có sự trợ giúp từ một chuyên gia tư vấn bên ngoài. Nhóm dự án cần xây dựng một biện pháp để tiến về phía trước, bao gồm cả một quá trình thông tin và nhận phản hồi để dự án đi đúng hướng.
2. Phỏng vấn CEO các công ty mới và các chuyên gia.
Bước tiếp theo nhóm dự án của bạn cần theo đuổi là chọn ra các vấn đề nóng bỏng nhất mà công ty non trẻ của bạn đang phải đối mặt khi quản lý tăng trưởng.
Ví dụ: Bạn có cơ cấu tổ chức đúng không, hay nó chỉ làm giảm chậm quá trình ra quyết định? Bạn có đang đánh giá và tặng thưởng cho mọi người theo các biến số đúng? Bạn có đang tuyển dụng được những người làm đúng việc hay bạn đang đau đầu với những cuộc ra đi hàng loạt của nhân viên?
Bằng cách xác định danh sách những vấn đề nóng hổi này, bạn có thể tạo nên một tài liệu hướng dẫn phỏng vấn. Bạn nên sử dụng tài liệu hướng dẫn này trong cuộc trò chuyện với 15-20 CEO về các doanh nghiệp mới tăng trưởng nhanh và các chuyên gia về quản lý sự biến đổi.
3. Phân tích kết quả của nghiên cứu và xây dựng công cụ phát hiện vấn đề.
Khi đã thực hiện xong các cuộc phỏng vấn, bạn nên phân tích các kết quả và sử dụng những hiểu biết để có được ý tưởng về cách cải thiện cơ cấu, hệ thống và các giá trị đóng góp của công ty.
Nhưng trước khi bắt tay với những ý tưởng này, bạn nên xây dựng một công cụ phát hiện. Công cụ này có thể là bộ câu hỏi bạn dùng để hỏi các cổ đông của công ty, các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các nhà đầu tư.
4. So sánh các vấn đề đã hiện với các thực tiễn và xác định các cơ hội cải thiện.
Sau khi đã hoàn tất các cuộc phỏng vấn này, bạn có thể đánh giá điểm mạnh về cơ cấu, hệ thống và các giá trị đóng góp của công ty bạn và phát hiện cơ hội cải thiện chúng. Bạn nên hướng công ty mình theo các hoạt động tốt nhất mà bạn nhận thấy qua các cuộc phỏng vấn với các CEO của các công ty mới khởi nghiệp và các chuyên gia.
Việc này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi những việc bạn cần thay đổi đối với phương thức hoạt động của công ty mình.
5. Xây dựng và tiến hành đổi mới.
Sau cùng, bạn nên làm việc với nhóm dự án của mình để xây dựng các ý tưởng cải thiện cơ cấu, hệ thống và các giá trị đóng góp của công ty. Bạn nên sử dụng các ý tưởng từ thực tiễn để tạo ra nhiều cách khiến cơ cấu, hệ thống và các giá trị đóng góp của công ty trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ, bạn có thể quyết định mình cần để khách hàng tham gia sớm hơn vào qui trình phát triển sản phẩm, đánh giá nhân viên không chỉ qua việc họ làm tăng doanh số bán hàng lên bao nhiêu mà còn qua cách họ phối hợp với các phòng ban khác; và cống hiến cho cộng đồng địa phương giá trị cốt lõi nào.
Tăng trưởng nhanh là dấu hiệu cho thấy khách hàng thích những việc bạn đang làm. Nhưng nếu việc tổ chức của bạn không thể bắt kịp, đà tăng trưởng của bạn sẽ nhanh chóng bị đảo ngược. Hãy làm theo năm bước trên đây và bạn sẽ giảm được rủi ro này.
Theo Nhuongquyenvietnam