Wal-Mart và bài học từ hành động hối lộ

Wal-Mart đã trở thành tâm điểm chú ý trong thời qua vì tất cả những nguyên nhân sai lầm. Tờ New York Times đã phơi bày lịch sử hối lộ các quan chức chính phủ của Mehico của gã khổng lồ trong ngành bán lẻ nhằm thống trị thị trường này.
Các nhà điều hành hàng đầu đã ém nhẹm những việc làm sai trái của công ty mặc cho những lời khuyên cứng rắn từ Tổng cố vấn và điều tra viên nội bộ. Và bằng chứng mới đây cho thấy rằng Wal-Mart đã vận động hành lang để làm giảm nhẹ đạo luật về các trường hợp hối lộ nước ngoài của Mỹ (U.S. Foreign Corrupt Pratices Act – FCPA), vốn cấm việc trao bất cứ thứ gì có giá trị cho các viên chức nước ngoài để giành được hay duy trì công việc kinh doanh. Những hành động của Wal-Mart đã vi phạm luật chống tham nhũng của Mehico, và đạo luật tham nhũng của Anh (có ảnh hưởng đến một vài công ty mà Wal-Mart sở hữu).
Đối với các luật sư ở phòng tư pháp và ủy ban giao dịch chứng khoán, những người cùng chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện FCPA, trường hợp của Wal-Mart cũng đơn giản như bản chất vụ việc. Các bằng chứng cho rằng các cấp cao nhất có thẩm quyền của WalMart đã biết về việc hối lộ và đã làm cho nó biến mất. Giờ đây, theo đạo luật FPCA, những nhà điều hành này phải chịu các hình phạt phạm tội vì đã chủ trì việc hối lộ – và thậm chí có thể còn thực hiện chúng mà không hề hay biết.
Vụ việc này có thể làm lạnh xương sống của những nhà điều hành cấp cao nhất. Những khoản thanh toán bôi trơn và các chi phí kinh doanh khác ở nhiều thị trường khác nhau không còn được dung thứ nữa. Luật chống tham nhũng đã mở rộng ra phạm vi quốc tế và đang trở nên ngày càng khắt khe. Đạo luật tham nhũng của Anh năm 2010 thậm chí còn khắt khe hơn FCPA và Hội nghị chống tham nhũng của Liên hiệp quốc đã thúc đẩy Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, và các nước khác thiết lập các tiêu chuẩn minh bạch cho các công ty của quốc gia mình: các giám đốc điều hành và các ban giám đốc phải ghi nhớ rằng họ chịu trách nhiệm cá nhân cho những hành động của nhân viên và các chuyên viên của họ ở nước ngoài. Với sự mạnh tay của nhà làm luật trong vụ việc của Wal-Mart, các tập đoàn phải ghi nhớ những bài học về việc bao che và áp dụng những phương pháp phòng tránh và cảnh báo.

1. Cam kết không dung thứ và nói không. Các ban giám đốc phải thể hiện cam kết của họ với chính sách không dung thứ đối với tham nhũng ở dạng phù hợp với những quy định về đạo đức và hành vi. Những quy định đó phải nêu rõ các quy chuẩn hành vi kinh doanh đối với các món quà, sự kiện chiêu đãi, rửa tiền, các khoản thanh toàn bôi trơn, và các việc tuýt còi nội bộ. Quan trọng không kém là việc các chính sách của công ty phải bao gồm các quy trình chi tiết về cách mà chúng được thực hiện. Thể hiện rằng những quy trình đó tồn tại, và khi làm theo có thể miễn dịch các nhà điều hành khỏi các cáo buộc phạm tội theo luật chống tham nhũng nghiêm khắc nhất như luật chống tham nhũng của Anh. Điều này không áp dụng đối với FCPA.

2. Nếu như bạn đang đào một chiếc hố, hãy dừng lại. Nếu như bạn phát hiện ra việc hối lộ trong công ty, hãy trèo ra khỏi cái hố này và tập trung ngay lập tức vào việc loại bỏ những hành vi sai trái, chứ không phải việc kiểm soát thiệt hại. Ví dụ như Wal-Mart, các nhà điều hành hàng đầu bao gồm thư kí văn phòng và viên chức về đạo đức đã nhận lời khuyên chân thành và cứng rắn từ điều tra viên nội bộ của công ty (một cựu đặc vụ FBI) và Tổng cố vấn của nó. Lời khuyên đó đã bị chôn vùi. Dù cho thiệt hại đáng kể đã xảy ra, Wal-Mart đã có thể báo cáo với các cấp có thẩm quyền ở Mỹ và Mehico. Hiệu quả hơn, họ có thể giải quyết các hành vi sai trái của quan chức cấp cao của Wal-Mart tại Mehico, vậy mà người này từ đó đến nay đã được đưa lên cấp cao nhất tại trụ sở của Wal-Mart tại Arkansas. Thay vào đó, họ đã không làm cả hai và giờ đây sẽ bị xét xử không chỉ vì hành vi sai trái ban đầu, mà còn vì sự thất bại trong việc tự báo cáo, và vì đã làm ngơ với những sự vụ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận. 7 năm sau, Wal-Mart đã nhận ra rằng không có chiếc hố nào được đào đủ sâu để lẩn tránh.

3. Đặt một người chịu trách nhiệm. Bổ nhiệm một viên chức điều tra tập đoàn ở cấp cao nhất để làm việc cùng với phòng Luật và Tuân thủ, nhưng với sự độc lập để đem những phát hiện của mình trực tiếp đến ban quản trị. Viên chức này nên có một sự ràng buộc chắc chắc để báo cáo những sự vi phạm đáng ngờ với các cấp có thẩm quyền về luật pháp như DOJ, SEC và các cơ quan đồng cấp quốc tế của họ. Những cuộc điều tra nội bộ không thể bị xem nhẹ. Một lần nữa, hãy ngừng đào hố, ví dụ như Wal-Mart đã thực hiện hành động cuối cùng mà không thông quan viên chức điều tra của mình và đã giao những phần chính yêu cầu của nó cho ban quản lý của chính đơn vị kinh doanh đang được điều tra. Động thái này đi ngược lại sự minh bạch, khiến cho việc áp dụng luật nhiều năm sau đó phải truy tìm dấu vết của một vụ việc rõ ràng về sự sai lầm. Sẽ là khôn ngoan để làm việc với các bên thứ 3 khách quan, những người chuyên về các cuộc điều tra chống tham nhũng và những cuộc kiểm toán tài chính. Khi mà Tổng cố vấn của Wal-Mart cố gắng đạt được một thỏa thuận cho một cuộc điều tra như vậy, một công ty luật danh tiếng đã đề nghị một cuộc điều tra trong vòng 3 tháng. Quản lý cấp cao của Wal-Mart đã lẩn tránh chuyện này mặc cho đề nghị của bà.

4. Đảm bảo rằng các nhân viên biết rõ vai trò của họ. Các nhân viên phải có một sự ràng buộc chắc chắn để thổi còi nội bộ càng sớm các tốt. Có 2 điểm quan trọng với một tiêu chuẩn như vậy. Các tập đoàn phải giáo dục nhân viên vào lúc tuyển dụng về những tiêu chuẩn chính xác mà họ phải thực hiện. Việc không thông báo với các cấp có thẩm quyền phải có những hậu quả nghiêm trọng. Không phải mọi sự vi phạm đáng ngờ được báo cáo đều lên đến phòng luật của công ty, nhưng sự quyết tâm đó phải được thực hiện bởi Viên chức điều tra và Tổng cố vấn. Cùng lúc, các nhân viên phải có sự đảm bảo rằng việc tuýt còi sẽ không ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ. Điều này nói dễ hơn làm, nhưng nó nên là một điều tự nhiên trong toàn công ty, những chương trình chống tham nhũng toàn diện. Tập đoàn IMG, Daimler, General Electric và Ford Motor đều có các chính sách mạnh mẽ về việc này.

5. Suy nghĩ toàn cầu và quản trị rủi ro toàn cầu. Mọi công ty phải đánh giá các sự thật và các rủi ro liên quan khi làm kinh doanh trong các thị trường nổi tiếng về tham những “Báo cáoTransparency Internationa “ là một nguồn tuyệt vời cho những nghiên cứu như vậy. Ví dụ như. Một cuộc kiểm tra về việc thực hiện FCPA đã tiết lộ rằng ngành dầu khí nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các công tố viên liên bang (18% các cuộc điều tra FCPA) hơn bất cứ ngành nào khác. Có phải ngành này hay xảy ra tham nhũng? Không phải vì vậy. Nhưng các công ty dầu mỏ kinh doanh trong các thị trường rủi ro khi mà vốn đầu tư bỏ ra lại rất cao. Cũng nên nhớ rằng các luật chống tham nhũng không đồng nhất. Lấy ví dụ như luật tham nhũng của Anh cho các toàn án của Anh quyền thực thi với các vụ tham nhũng được thực hiện ở bất cứ đâu trên thế giới bởi một người liên quan nơi mà công ty bào chữa được viện dẫn có một liên kết mật thiết với nước Anh. Đây là những tiêu chuẩn trách nhiệm cực kì rộng. Những tiêu chuẩn được lập ra bởi 34 thành viên OECD và Liên minh Châu Âu cũng rất quan trọng, những hãy cẩn thận, những đạo luật như đạo luậ tham nhũng của Anh với “những cánh tay dài” có thể khiến bạn phải chịu trách nhiệm cho việc hối lộ của công ty bạn ngay cả ở những quốc gia không có các điều luật chống tham nhũng. Tham nhũng là một chiếc “ghim dập” trong kinh doanh ở nhiều nước, nhưng các viên chức nước ngoài hiếm khi quan tâm các khó khăn về mặt pháp lý của bạn. Làm cách nào bạn có thể giải quyết thực trạng này? Chỉ có những tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất để phòng tránh và báo cáo sẽ có tác dụng, trừ khi bạn sẵn sàng chơi trò may rùi và tin rằng bạn sẽ không bao giờ bị quy tội cho những hành động của nhân viên của mình. Trong mỗi 5 diêu thị ở Mehico thì 1 là của Wal-Mart , nơi mà nó đang là nhà bán lẻ lớn nhất. Liệu việc thống trị thị trường của nó xứng đáng với cái giá phải trả? Hãy hỏi những quan chức cao cấp sau khoản 1 năm nữa – nếu như họ chưa vào tù.

Theo Khắc Hiếu