Tôi rời công ty hơn một năm về trước nhưng vẫn giữ liên lạc với những đồng nghiệp cũ. Thông thường các cuộc nói chuyện khi gặp nhau thường liên quan đến một cái gì đó như :” Này, đã nghe gì về chuyện ở công ty chưa? ( thông thường đó là những quyết định từ các cấp quản lý được cho là ngu ngốc”
Một ngày nọ, một đồng nghiệp cũ của tôi đã đặt một câu hỏi rất khác biệt “ Bạn đã làm việc ở đó 20 năm, có điều gì mà bạn muốn quay lại đó để thực hiện không?”
Về sau, tôi đã suy nghĩ về câu hỏi này. Tôi thật sự không hối tiếc những lỗi lầm chiến lược, những nghiệp vụ nghề nghiệp nghèo nàn (mà tôi cũng thật sự mắc phải nhiều). Có đôi lần tôi đã hối tiếc về những điều đó, nhưng giờ đây thì thật sự không còn.
Thay vào đó tôi hối tiếc nhất là những điều tôi đã không nói với đồng nghiệp của mình, nhân viên của mình hay ít nhất là sếp của mình. Đó là những khoảnh khắc tôi muốn có lại. Với tôi đã quá muộn để thực hiện những điều đó nhưng hoàn toàn không muộn đối với bạn.
Dưới đây là những điều bạn cần phải thực hiện ngay bây giờ:
“ Bạn thật tuyệt…” không ai, không một ai nhận lời khen ngợi đủ cả. Hãy chọn một người đã làm được điều gì tốt và nói câu này với họ. Hãy đi ngược lại thời gian và nói rằng :” Tôi vừa chợt nghĩ đến dự án bạn thực hiện năm ngoái…kết quả của nó đến hôm nay thật tích cực” (sự tác động của lời khen ngợi này có thể ít hơn mong đợi bởi vì bạn nhớ ra nó sau một năm ròng rã). Lời khen ngợi đáng ngạc nhiên này là một món quà vô giá với người nhận mà hoàn toàn không mất một chi phí nào.
“ Bạn có thể giúp tôi…” Một trong những hối tiếc lớn nhất của tôi là không yêu cầu sếp của tôi giúp đỡ. Tôi được giao quyền lãnh đạo một dự án mà ông ấy thật sự muốn làm. Để giữ uy tín cho mình, ông ấy đã kìm nén sự tự hào để chấp nhận hoàn cảnh thực tế này, và anh ta đã nói với tôi rằng :” tôi thật sự hành phúc nếu có thể giúp đỡ bạn bất cứ điều gì trong dự án này.”
Mặc dù tôi biết ông ấy thật sự muốn tham gia, nhưng tôi quyết định thực hiện dự án một mình. Tôi đã đặt cái tôi của mình quan trọng hơn cảm xúc của ông ấy.
Hãy nhớ rằng, yêu cầu ai đó giúp đỡ là mặc nhiên công nhận kỹ năng và giá trị của họ. Khi bạn nói “ bạn có thể giúp tôi…?” là giống như nói rằng “ bạn tuyệt vời trong lĩnh vực…này”. Và phần thưởng xứng đáng của bạn là: Bạn nhận được sự giúp đỡ tận tình.
“ Tôi xin lỗi, tôi đã không…” Điều này có thể làm tất cả mọi người phấn khởi như say rượu. Có những điều ta cần phải xin lỗi vì: lời nói, hành động, sự thiếu sót, phản ứng thái quá hay đơn giãn là không hỗ trợ lắm.
Hãy nói lời xin lỗi, nhưng đừng cộng thêm những lời giải thích đại loại như : “ Xin lỗi, nhưng mà tôi thấy thất vọng về…”, “ tôi xin lỗi, nhưng mà anh…” . Hoặc bất kỳ tuyên bố thêm nào như thể trả cho người khác một món tiền nhỏ để rồi đổ lỗi cho người khác.
Hãy nói lời xin lỗi , nói lý do bạn xin lỗi, nhận hết trách nhiệm nếu có, thế thôi! Không hơn, không kém.
“ Tôi có thể giúp đỡ bạn…” và chờ đợi giúp đỡ. Trong một tổ chức, yêu cầu giúp đỡ được xem như dấu diệu của sự yếu đuối. Một cách tự nhiên, mọi người ngần ngại hỏi và yêu cầu sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, nhu cầu của mọi người là cần sự giúp đỡ.
Không nên hỏi một câu đại khái như “ tôi có thể giúp gì được bạn?” vì hầu hết mọi người đều tự động trả lời là “ Ồ, tôi vẫn tốt, không có gì cả”. Bạn cần phải hỏi một cách cụ thể như “ tôi có một vài phút, tôi có thể giúp bạn hoàn thành nó?”
Đề nghị giúp đỡ một cách có hợp tác, đừng tạo cho người khác cảm giác như bạn đang bố thí. Và sau đó là giúp đỡ thật sự.
“Xin lỗi, tôi làm bạn thất vọng” Tôi được bố trí vào một dự án của bộ phận khác, một dự án mà tôi hoàn toàn không thích. Vì thế để khỏi mất uy tín, tôi cứ để dự án trượt dài, để cho người khác làm luôn phần của tôi, tôi tập trung vào những điều tôi thích thú hơn.
Như mắc nghẹn ở cổ, để bảo vệ uy tín của mình, sếp tôi đã cố gắng giảm bớt công việc cho tôi, cố lôi kéo tôi tham gia vào dự án, nhưng tôi hoàn toàn không quan tâm. Và cuối cùng ông ấy nói với tôi rằng : ”Mọi người nghĩ bạn là người thật sự bận rộn, vì vậy họ quyết định tự xử lý các vấn đề đó”
Tôi cảm thấy xấu hổ, nhưng tôi chưa bao giờ nói với sếp rằng: “Tôi biết anh đã cố gắng giúp tôi. Tôi thật sự xin lỗi vì làm bạn thất vọng, tôi hứa sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa.” Đó là một câu nói có thể đuổi một con voi khổng lồ ra khỏi phòng.
Theo Vân Anh