Tầng lớp trung lưu thuộc thị trường mới nổi sẽ lên ngôi vào năm 2050

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) vừa công bố bản báo cáo về Người tiêu dùng toàn cầu đến năm 2050 (Consumer in 2050).
Theo đó, bản báo cáo đã xác định tầm ảnh hưởng của những quốc gia mới nổi đối với các hình thức chi tiêu toàn cầu, những lĩnh vực nào sẽ có khả năng hưởng lợi nhiều nhất, và nhu cầu dành cho những sản phẩm nào nhiều nhất. Cụ thể HSBC tập trung vào 17 thị trường mới nổi mà đơn vị này tin rằng sẽ thuộc vào danh sách 30 nền kinh tế hàng đầu của thế giới đến năm 2050.

Ở nhiều quốc gia thuộc thế giới mới nổi, người lao động đang ngày càng được trang bị tốt hơn về kỹ thuật, máy móc và kỹ năng. Kết quả là năng suất lao động và thu nhập thực tế của họ sẽ ngày càng gia tăng và điều đó sẽ còn tiếp tục phát huy. Khi thu nhập tăng, thực phẩm và những sản phẩm cơ bản khác sẽ không còn chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục phân bổ mức lương cơ bản hàng tháng nữa mà tiền lương sẽ còn được dành cho những khoản mục giải trí trong cuộc sống. HSBC sẽ chỉ ra những thay đổi về mặt lựa chọn đối với thu nhập và sự chi xài ngẫu hứng sẽ tăng lên từ khoảng 1/3 tổng mức chi tiêu khi mức lương đang thấp khoảng 1.000 USD/năm và đạt đến mức 60% khi mức lương đạt đến gần 15.000USD/năm
Phương pháp của HSBC kết hợp những dự đoán về thu nhập bình quân đầu người, nhân khẩu học và các hình thức thay đổi chi tiêu. Sử dụng phương pháp này, HSBC dự đoán một sự thay đổi hiện tượng địa lý về tiêu thụ toàn cầu. Trong dự đoán, các nước thuộc thế giới phát triển sẽ có mức tăng trưởng tiêu thụ hàng năm thấp hơn 2% trong vòng bốn thập niên tới. Nhưng các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Peru, Malaysia, Nga đều trải nghiệm mức tăng trưởng hàng năm về thu nhập thực tế hơn 4% trong cùng thời kỳ. Các con số đều cao hơn ở những lĩnh vực chi tiêu ngẫu hứng như quần áo, đồ công nghệ cao, đồ gỗ và giải trí: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin và Peru cung cấp tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở khoảng 5% đến 8%.
Ngành công nghiệp tài chính cũng sẽ chứng kiến sự thay đổi đột biến về nhu cầu. Hiện tại, các thị trường mới nổi tiêu thụ khoảng 18% các dịch vụ tài chính của người tiêu dùng toàn cầu. Điều này có thể tăng lên đến hơn 50% vào năm 2050. Thực sự, để tiếp cận các cải tiến của ngành tài chính và bảo hiểm và phát triển các phúc lợi của nhà nước, chúng ta có thể thấy tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm, mức độ tiêu thụ nhanh như chớp trên lãi suất tiết kiệm dự kiến tại đây.
Theo HSBC, ba tác động vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài sản rộng lớn hơn. Đầu tiên, các nền kinh tế mới nổi sẽ chuyển hướng sang tăng trưởng khối dịch vụ ngày càng nhanh, làm cho chúng ít bị tổn thương theo sự xoay chuyển của thương mại toàn cầu. Thứ hai, ít nhất ban đầu nhiều người trong số những người tiêu dùng sẽ tìm kiếm các hàng hoá sản xuất giá rẻ, giá trị cộng thêm thấp. Những sản phẩm thông thường sẽ được các thị trường mới nổi khác cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho một sự gia tăng rất lớn trong thương mại khu vực giữa các quốc gia phát triển. Thứ ba, các nước phương Tây cũng có thể chạm vào sự tăng trưởng của nhu cầu, đẩy mạnh xuất khẩu và giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu.
Báo cáo của HSBC sẽ làm an tâm những người đang lo ngại về những vấn đề về tái cấu trúc và vay nợ ít đi của các nước phương Tây sẽ dẫn đến sự trì trệ toàn cầu đến hàng thế kỷ. Thế giới trở nên quá phụ thuộc vào người tiêu dùng Mỹ trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 và hậu quả phải trả một cái giá quá đắt vì sự mất cân bằng do tính phụ thuộc mang lại. May mắn thay, các nguồn lực chính mới của nhu cầu đang nổi lên ở khu vực phía Đông và phía Nam.

Theo H.Anh