Với một chút rùng rợn, dịch vụ mai táng này đã gây tiếng vang lớn trong giới trẻ – lớp người muốn tự thể hiện bản thân và xóa bỏ không khí quá ảm đạm trong những buổi tang lễ truyền thống
Nathan Smith chỉ có hai mục tiêu chính: xây dựng một hệ thống nhượng quyền thương mại tuyệt vời và cải tổ ngành công nghiệp tang lễ, để những người như AJ có thể có đạt được ước muốn đơn giản như một chiếc quan tài màu đỏ chẳng hạn.
Vào giữa những năm 1980, khi Nathan Smith còn là một học sinh trong trường trung học phổ thông và sinh viên đại học, ông đã tham gia tình nguyện tại một trại hè dành cho những trẻ em bị bệnh teo cơ. Ở đó, tình cảm giữa người dân bản địa và những thành viên trong đoàn của anh ngày càng tốt đẹp. Song song với đó, sự cảm thông và xót xa dành cho nhau cũng rất lớn.
“Sống ở đây, chúng tôi phải chứng kiến nhiều cảnh thương tâm và phải tự tay chôn cất nhiều đứa trẻ bất hạnh. Có lần, tôi hết sức khó chịu khi chứng kiến cảnh nhà tang lễ đối xử với những tang gia khốn khổ, và quan trọng hơn, ở đó không có nhiều lựa chọn về tổ chức đám tang cho người thân của họ. Có những đứa trẻ mới 12 hoặc 13 tuổi được đặt vào những chiếc quan tài màu xám đầy khắc khổ”, Smith nhớ lại.
Đó cũng là động lực cho Smith mở cửa hàng bán quan tài tại Wichita’s Towne West Mal vào năm 2009. Công ty của ông chuyên cung cấp những chiếc quan tài theo ý muốn của khách hàng (sau khi đặt hàng từ một đến hai ngày) như gắn ảnh gia đình, những dấu ấn đáng nhớ bên ngoài hoặc thay đồ nội thất với da thuộc, hình da báo hay các hình ảnh khác. Đã có những chiếc quan tài với những chủ đề về ban nhạc rốc Kiss, cũng như mẫu thiết kế dành riêng cho các nhân viên cứu hỏa, các cựu chiến binh, tay đua xe, nông dân…
Công ty cung cấp những thiết kế đã được cấp phép với đặc trưng của các đội Major League Baseball và hệ thống thi đấu NCAA Division I (National Collegiate Athletic Association). Thậm chí, những chiếc quan tài còn có thể mang hình dáng của các vật dụng cá nhân như gậy đánh golf, súng ngắn, giày cao gót, các món đồ trang sức hay khung ảnh.
Với một chút rùng rợn, dịch vụ mai táng này đã gây tiếng vang lớn trong giới trẻ – lớp người muốn tự thể hiện bản thân và xóa bỏ không khí quá ảm đạm trong những buổi tang lễ truyền thống.
“Chúng tôi không chỉ giúp thay đổi một ngành công nghiệp vốn dĩ cần thay đổi, chúng tôi còn giúp phá vỡ những quan niệm lạc hậu về quan tài”, ông Smith nói. Không chỉ thành công với cửa hàng đầu tiên, năm 2011 ông đã mở cửa hàng tiếp theo ở Hutchinson, Kansas, và bây giờ là nhượng quyền thương mại cho thương hiệu “’Til We Meet Again”. Giờ đây, công ty có các đại lý ở nhiều bang như Florida, Texas và Arizona, và Smith chia sẻ rằng ông đang nghiên cứu mở rộng thị trường trên toàn quốc.
Smith đã dành trọn 20 năm nghiên cứu và tìm tòi để phát triển mô hình kinh doanh của mình. Ông nói rằng sự thất vọng của ông với ngành công nghiệp tang lễ lên đến đỉnh điểm trong năm 1993, khi ông đã không thể thực hiện một lời hứa với một người bạn tốt. Năm đó, AJ – một trong những đồng nghiệp đầu tiên của ông tại trại loạn dưỡng cơ, bạn thân thiết của Smith, lại qua đời vì căn bệnh này.
“Đối với những người làm trong ngành y, việc tham dự đám tang của năm người bạn mỗi năm là điều bình thường. Trước khi AJ mất, anh đã trăn trối lại rằng anh muốn được an táng trong chiếc quan tài màu đỏ. Đó là điều ý nghĩa nhất mà mọi người có thể làm giúp anh”, Smith nhớ lại.
Nhưng khi ông cùng với gia đình của AJ tới nhà tang lễ, họ không thể tìm được chiếc quan tài màu đỏ nào. Mọi chiếc quan tài đều chỉ có màu trắng, xám, đen và xanh tái. Điều đó cũng có nghĩa là không có chiếc quan tài nào giống với nguyện vọng của AJ. Cố gắng nài nỉ cũng không giúp gì được họ khi giám đốc nhà tang lễ cho biết họ chỉ ưu tiên thiết kế chiếc quan tài màu xanh đậm với điều kiện gia đình phải trả thêm 1 nghìn đô la nữa.
Cuối cùng, mọi người buộc phải an táng AJ tội nghiệp trong chiếc quan tài màu xanh tái bởi ngay cả chiếc quan tài màu xanh đậm mà vị giám đốc kia yêu cầu phải trả thêm 1 nghìn đô la nữa cũng đã bị người khác mua và đem đi mất.
“Tôi đã tức giận đến nỗi nếu gia tang không có ở đó, chắc chắn giám đốc nhà tang lễ đã mất vài chiếc răng”.
Smith – người thường xuyên đi công tác, đã bắt đầu thăm các nhà tang lễ và các cửa hàng bán quan tài tại mỗi thành phố ông đến thăm. Qua đó, ông rút ra kết luận: Các giám đốc của nhà tang lễ là những nhân viên bán hàng ở đó thường xuyên khiến gia tang chi tiêu tốn kém hơn nhiều mức cần thiết, và các cửa hàng quan tài thường rất vất vả để tìm địa điểm thích hợp hay những địa điểm mà họ có được hầu như là bất tiện. “Với những cửa hàng bán quan tài, một trong số những điều vô cùng cần thiết là người ta phải biết chúng chúng ở đâu trước khi họ có nhu cầu sử dụng quan tài”, ông nói.
Cuối cùng, Smith đưa ra một quyết định vô cùng can đảm là mở cửa hàng đầu tiên của mình tại một dãy phố khá sầm uất. Sau bốn tháng mở cửa, chứng kiến cảnh khách hàng ghé thăm và quay lưng, Smith có cảm giác đây là một quyết định thật tồi tệ. Mọi chuyện chỉ thực sự thay đổi khi anh dùng một chiếc máy quay phim nhỏ, dạo quanh cửa hàng và giả vờ là một khách hàng hiếu kỳ.
Đoạn phim này đã được chia sẻ trên YouTube, với tiêu đề “cái chết sẽ đến dãy phố sầm uất”. Clip này đã mang lại vô số cuộc gọi từ giới truyền thông địa phương và các nhà sản xuất truyền hình, thậm chí nó còn được đề cập trong show truyền hình buổi tối của Jay Leno. Khách đến thăm cửa hàng “’Til We Meet Again” đã tăng lên gấp đôi, và doanh số bán hàng đã vượt qua so với dự đoán của Smith.
Thông thường một tang gia khi đến với cửa hàng chúng tôi sẽ chia sẻ về niềm đam mê và sở thích của người vừa quá cố. Họ sẽ cùng với nhân viên của chúng tôi phác thảo ra mẫu thiết kế. Một vài giờ sau đó, cửa hàng sẽ gửi thư điện tử về bản vẽ của chiếc quan tài để gia đình có thể lựa chọn chấp thuận hay không. Nếu đồng ý, những chiếc quan tài sẽ được chế tạo ở Wichita và vận chuyển thẳng đến nhà tang lễ. Bởi vì mặt hàng này không có tồn kho, Smith ước tính rằng nhượng quyền thương mại của mình sẽ chỉ đạt gần 100.000 đô la.
Tuy nhiên, có một đặc trưng trong các cửa hàng của Smith: Không có nhân viên kinh doanh. “Không có nhân viên bán hàng được phép làm việc tại các cửa hàng hay hệ thống của chúng tôi”, Smith bộc bạch.
“Nếu ai đó đến với chúng tôi và nói rằng họ là một nhân viên bán hàng, chúng tôi không nhìn họ một cách khắt khe. Tôi sẽ không thể bán được nhiều thứ khi tôi nói với họ sự thật về những thứ họ cần. Tôi thà để họ ra về tay trắng còn hơn là thuyết phục họ mua một thứ gì đó họ không cần”.
Thật vậy, Smith chỉ có hai mục tiêu chính: xây dựng một hệ thống nhượng quyền thương mại tuyệt vời và cải tổ ngành công nghiệp tang lễ, để những người như AJ có thể có đạt được ước muốn đơn giản như một chiếc quan tài màu đỏ chẳng hạn. “Giám đốc nhà tang lễ hoàn toàn coi thường chúng tôi”, Smith nói. “Nhưng chúng tôi không phải là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của họ. Chúng tôi đang mở rộng, và mang lại cho các tang gia những gì họ thực sự muốn cho người thân của mình”.
Theo kienthuckinhte