TaskRabbit đã tăng gấp ba doanh thu thuần và số lượng các công việc được đặt hàng mỗi tháng, đồng thời tăng gấp bảy cơ sở dữ liệu người dùng. Số lượng nhân viên của công ty cũng đã tăng từ bảy người năm ngoái lên đến gần 50 người trong năm nay.
Điều mà hầu như doanh nhân nào cũng lo lắng đó là: tung ra thị trường một sản phẩm mới, chất lượng tuyệt vời nhưng lại bị hàng loạt đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần. Kịch bản đưa ra là tiếp tục cạnh tranh và đổi mới nghe có vẻ hợp lý nhưng thật ra nói bao giờ cũng dễ hơn làm.
Nhưng có một người rất biết cách giữ lửa cho doanh nghiệp của mình. Đó là Leah Busque, người sáng lập 32 tuổi của công ty chuyên về dịch vụ gia công phần mềm TaskRabbit. Kể từ khi ra mắt năm 2008, công ty này đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của một số doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong lĩnh vực này, nhưng nhờ nhanh nhạy, công ty vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng của mình.
Busque, một cựu kỹ sư phần mềm tại IBM, và chồng cô là Kevin đã có ý tưởng về TaskRabbit vào một buổi tối trong nhà họ hết sạch thức ăn (loại chế biến sẵn dành cho chó) cho chú chó giống chăn cừu lông vàng tên gọi Kobe của họ. Trên đường ra ngoài ăn tối, bộ đôi mơ ước lập một dịch vụ cho phép mọi người thuê người khác thực hiện nhiều việc vặt hộ cho mình, từ chọn thức ăn cho chó đến giặt là.
Từ đêm đầu tiên đó, công ty TaskRabbit có trụ sở tại San Francisco đã vượt lên hàng loạt đối thủ cạnh tranh bao gồm Agent Anything, AirRun, Fiverr và Zaarly và tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng mặt. Từ tháng năm vừa qua, TaskRabbit đã tăng gấp ba doanh thu thuần và số lượng các công việc được đặt hàng mỗi tháng, đồng thời tăng gấp bảy cơ sở dữ liệu người dùng. Số lượng nhân viên của công ty cũng đã tăng từ bảy người năm ngoái lên đến gần 50 người trong năm nay.
Dưới đây là ba bí quyết cạnh tranh hàng đầu của Busque, dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì cũng có thể áp dụng những bí quyết này:
1. Hãy thay đổi sản phẩm sớm và thường xuyên
Busque cho rằng các doanh nghiệp mới thành lập nên luôn sẵn sàng ở trạng thái cập nhật liên tục. Làm được như vậy, người sử dụng dịch vụ của công ty sẽ luôn có được những trải nghiệm tốt nhất đối với sản phẩm và đổi lại, các doanh nghiệp có thể thu lại được lợi nhuận tối đa.
TaskRabbit là một ví dụ, công ty này cập nhật sản phẩm của mình hàng ngày và đôi khi thậm chí hàng giờ. Công ty sử dụng trang web phân tích KISSmetrics để thực hiện thử nghiệm A / B, nghiên cứu phân tích hai giả thuyết trong một đến hai tuần để kiểm tra thiết kế, trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ hoặc các tính năng kỹ thuật của trang web và các ứng dụng của nó.
TaskRabbit gần đây đã làm một nghiên cứu về hình ảnh trang chủ của mình để xác định xem liệu hình ảnh của những người đang thực hiện hành động hay hình minh họa sẽ chuyển đổi nhiều khách ghé thăm thành người sử dụng hơn. Các thử nghiệm cho thấy rằng việc sử dụng hình ảnh thực tế sẽ làm tăng ít nhất là hai lần số người đăng ký sử dụng theo hình minh họa, Busque cho hay. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn tính năng dùng hình ảnh thực là hình ảnh ảnh chính của trang web thay vì dùng các hình ảnh minh họa.
Theo Busque, các doanh nghiệp vẫn còn lạ lẫm với thử nghiệm A / B nên tìm đọc blog của KISSmetrics trong đó có phần hướng dẫn cho người bắt đầu dùng.
2. Tìm ra các chuyên gia cố vấn
Các chuyên gia cố vấn, hoặc một nhóm chuyên gia cố vấn không chỉ là một nguồn tài nguyên hữu ích cho các doanh nhân ở mọi giai đoạn khởi nghiệp, mà còn là một nguồn cảm hứng và sáng tạo quan trọng khi họ khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, Busque.
Một số doanh nhân có thể giữ công ty của mình ở chế độ ẩn để tránh lộ vở với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhưng theo Busque nói rằng suy nghĩ như vậy có khi lại phản tác dụng. “Rủi ro so hay phần thưởng không có ý nghĩa gì ở đây cả”, cô nói. “Bạn có thể thu được rất nhiều giá trị từ việc nói chuyện với mọi người và nhận lại phản hồi của họ.”
Ví dụ, Scott Griffith, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ chia sẻ ôtô Zipcar đã cộng tác với Busque từ thời kỳ đầu và tham gia vào ban cố vấn của TaskRabbit. Từ những ngày đầu của TaskRabbit, Griffith đã thúc giục Busque “xem ý tưởng của cô có thể đẩy ý tưởng của mình bay xa đến đâu”. Lời khuyến khích ban đầu ấy vẫn còn đem lại Busque nguồn cảm hứng cho tới tận ngày hôm nay.
“Tôi thức dậy mỗi buổi sáng và thầm nghĩ , trong 24 giờ tới liệu tôi có thể đẩy công ty mình đi xa tới đâu. Đến nay đây vẫn còn là câu thần chú với tôi.” cô nói.
3. Hãy nuôi dưỡng văn hóa công ty của bạn
Xây dựng thương hiệu hiệu quả thường là cứu cánh hiệu quả cho bất cứ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào trong việc canh tranh một thị trường đông đúc. Và việc xây dựng thương hiệu phải bắt đầu với một nền văn hóa công ty mạnh, Busque nói.
TaskRabbit tìm kiếm nhân viên phù hợp với văn hóa và có đam mê về sứ mệnh của công ty. “Văn hóa là một trong những tài sản thiêng liêng nhất mà một công ty trẻ có thể có, và đây cũng là một thứ liên tục bị đe dọa, đặc biệt là khi công ty là phát triển quá nhanh,” cô nói.”Những người bạn tuyển dụng và văn hóa nội bộ doanh nghiệp của bạn sẽ được phản ánh qua thương hiệu của bạn và những gì công ty bạn thể hiện ra bên ngoài.”
Với Busque thương hiệu TaskRabbit thể hiện sự cởi mở, hợp tác, thân thiện và hữu ích, và nói rằng mục tiêu của mình là có văn hóa nơi làm việc phản ánh những đặc điểm trên. Trụ sở của TaskRabbit các tính năng và không gian mở giúp cho các nhóm hợp tác một cách dễ dàng và một phòng giải trí giúp vui cho nền văn hóa công ty.
“Hãy tập trung vào những gì bạn và công ty của bạn đang làm tốt”, Busque. “Thật dễ dàng bị phân tâm khi tình hình cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt và các công ty mới mọc lên như nấm sau mưa hàng ngày. Nhưng đừng lo lắng quá nhiều về những gì đang xảy ra bên ngoài …. Một công ty tốt hay không lo do đội ngũ bên trong công ty đó quyết định”.
Theo kienthuckinhte