Cẩn thận với xu hướng đầu tư năm 2013

Nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam chuẩn bị khép lại năm 2012 với nhiều chuyện vui buồn. Vui vì kinh tế năm 2012 đã ngăn được lạm phát cao, tỷ giá hối đoái đã ổn định và lãi suất đang có xu hướng giảm dần.
Nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam chuẩn bị khép lại năm 2012 với nhiều chuyện vui buồn. Vui vì kinh tế năm 2012 đã ngăn được lạm phát cao, tỷ giá hối đoái đã ổn định và lãi suất đang có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn chưa thể giải quyết: tăng trưởng tín dụng chậm, sức cạnh tranh trong nền kinh tế chưa cao hệ thống NHTM đang đối đầu với nợ xấu, sức cầu nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng… Để khắc phục tình trạng ấy, cần đổi mới thể chế thị trường, phát trển nguồn nhần lực, đầu tư công đúng hướng…
Dưới đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia để các nhà đầu tư có thể có những dự báo tổng quan hơn về nền kinh tế trong năm 2013.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM: lãi suất sẽ giảm dần
NH Nhà nước Việt Nam vừa ban hành các quyết định giảm lãi suất thêm 1%/năm. Đây là bước đi đúng bởi không riêng tín dụng NH mà hầu hết các kênh dẫn vốn đều đang gặp khó khăn. Bằng chứng là tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp (DN) trên thị trường chứng khóan trong mấy năm qua sụt giảm mạnh, nếu không muốn nói là bế tắc hoàn toàn.
Nhiều người cho rằng căn nguyên khiến tổng thể hệ thống các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế tắc nghẽn chính là vấn đề mặt bằng lãi suất neo giữ cao ngay cả khi lạm phát đã giảm mạnh. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy đây chỉ là một mặt của vấn đề, bởi thực tế đang xảy ra tình trạng DN không mặn mà với vay vốn.
Cụ thể, gói 200.000 tỷ đồng mà thành phố cho vay hỗ trợ DN sản xuất hàng hóa cung ứng Tết Nguyên đán, chủ yếu chỉ giải ngân được cho DN bình ổn giá, do ngân sách ưu đãi lãi suất. Và nhiều DN hiện đang lo lắng về việc khó tiêu thụ hàng hóa cuối năm.
Trước sự phức tạp đó, sẽ chưa thể nói được gì nhiều về mặt bằng lãi suất trong năm 2013, song cũng cần tin tưởng là trong các năm tới lãi suất sẽ theo hướng giảm dần. Và chúng ta có cơ sở để kỳ vọng vào điều đó.
Chẳng hạn, NH Nhà nuớc đã thành công trong việc giữ tỷ giá ổn định, triển vọng thị trường vàng sẽ góp phần ổn định giá trị tiền đồng. Khi lượng vốn lớn được “đánh thức” và đưa vào sử dụng, cung về vốn tăng cũng góp phần giảm mặt bằng lãi suất.
Hoặc việc tái cấu trúc các NHTM đang được triển khai quyết liệt. Nếu quá trình này có được kết quả tốt, năng lực quản trị và tài chính của các NH được nâng lên, áp lực thanh khoản giảm thiểu.
Bên cạnh đó, tái cấu trúc thúc đẩy phát triển bền vững thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung – dài hạn sẽ giảm áp lực lên kênh tín dụng NH. Các NHTM vì thế sẽ có điều kiện để chủ động giảm cả lãi suất huy động và cho vay…

TS. Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Bất động sản không có nhiều kỳ vọng
Thị trường bất động sản (BĐS) suy thoái từ 2008 và hiện đang đình trệ. Lượng BĐS tồn kho của 60 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội và TP.HCM ước khoảng 84.000 tỷ đồng, khiến các DN BĐS lâm vào tình trạng kiệt quệ về vốn, nhiều DN ngấp nghé bờ vực phá sản.
Cụ thể hơn, tính đến 31/10/2012, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS là 207.595 tỷ đồng, tăng 3,8% so với 31/12/2011. Tỷ lệ nợ xấu là 6,5%/năm. Dư nợ các nhu cầu đầu tư, kinh doanh bất động sản được loại trừ khỏi lĩnh vực phi sản xuất là 121.496 tỷ đồng.
Nếu loại trừ số dư nợ này thì dư nợ đầu tư, kinh doanh BĐS bị khống chế trong nhóm phi sản xuất chỉ còn 86.100 tỷ đồng.Thị trường tồn động nhiều hàng: khoảng 70.000 căn hộ, trị giá khoảng 400.000 tỷ đồng.
Dự nợ tín dụng và nợ xấu của tín dụng BĐS cao: tính tổng tất cả các loại hình lên tới 1 triệu tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm một tỷ lệ tuy không chính xác nhưng khá cao. Số dư tín dụng chính thức vẫn khoảng 200.000 tỷ đồng…
Những con số trên cho thấy thị trường BĐS năm 2012 đã thể hiện rất rõ sự suy giảm. Nhiều người kỳ vọng tình hình sẽ khá hơn vào năm 2013, nhưng xét trên nhiều phương diện, điều này vẫn khó thành hiện thực.
Nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện tốt, thị trường nhìn chung sẽ tiếp tục đi xuống một chút trong quý I và đầu quý II năm 2013, sau đó đi lên từ nửa cuối quý II/2013. Nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy đến, thị trường sẽ thật sự trầm lắng, thậm chí đổ vỡ.
Xét trên bình diện sản phẩm, nhà giá thấp sẽ được hỗ trợ phát triển nên sẽ có thêm nhiều giao dịch. Nhà trung, cao cấp sẽ tiếp tục trầm lắng. Xét trên bình diện địa bàn, một số sản phẩm được hoàn thành, bàn giao đang tạo một nguồn vốn cho thị trường. Một số sản phẩm dù đưa ra thị trường ở dạng hoàn thiện nhưng không được tiếp nhận (hệ quả của rủi ro tâm lý).
Từ đó có thể khẳng định, thị trường BĐS năm 2013 vẫn khó khăn. Để có thể thúc đẩy thị trường vượt qua được giai đoạn khó khăn này là việc làm của tất cả các bên hữu quan. Các giải pháp cần được triển khai đồng bộ. Các nguồn lực phải được khơi dậy. Đặc biệt, luồng tiền cần được lưu chuyển qua thị trường BĐS.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: Còn phải đối mặt nhiều sóng gió
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính của việc thị trường chứng khoán đổ vỡ, nhà đầu tư rời bỏ thị trường như hiện nay là hệ quả của sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng hệ thống tài chính bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo của hệ thống NH và một nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào thị trường nợ.
Cũng có ý kiến cho rằng, khi lượng tiền gửi khổng lồ của nhiều NH mất thanh khoản thì được NH Nhà nước cứu, còn mất thanh khoản tại một vài công ty chứng khoán yếu kém thì không được cứu nên thị trường đổ vỡ. Tuy nhiên, cần phải xác định là số lượng công ty chứng khóan như hiện nay là quá nhiều.
Trung Quốc trước kia có tới 2.000 công ty chứng khóan, hay chỉ còn 107. Đài Loan trước kia cũng có tới trên 200 công ty, sau 8 tháng cơ cấu lại, chỉ còn lại 58. Thị trường Thái Lan cũng tương tự như vậy. Do đó, xu hướng giảm số lượng công ty chứng khóan là điều tất yếu, phù hợp với quy mô thị trường.
Biết rằng khi áp dụng Thông tư 165 (bắt đầu 1/12/2012), các công ty chứng khóan bị kiểm soát chặt chẽ cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ khoảng 100 công ty vào năm 2013 sẽ phải rời thị trường, khiến thị trường chứng khoán càng thêm tụt dốc, nhưng đây là giải pháp rất cần thiết để tái cơ cấu lại thị trường.

Theo strategy