Giữ chân nhân tài: Không chỉ bằng “lương và thưởng”

Đối với ngành ngân hàng, để giữ chân nhân tài, ngoài chuyện “lương”, “thưởng”, thì văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc chính là những yếu tố quan trọng.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Huyền, Giám đốc Khối quản trị nguồn nhân lực của VPBank, sức hút đầu tiên nhất và mạnh nhất chắc chắn phải từ hội đồng quản trị và tổng giám đốc, là lãnh đạo cao nhất của ngân hàng, với một tầm nhìn chiến lược, đầy tham vọng và một niềm tin vững chắc chỉ có một đội ngũ quản lý và chuyên môn giỏi, có nhiệt huyết mới đưa ngân hàng tới đích. Tìm đúng người, trao đúng công việc phù hợp năng lực để giữ chân nhân tài luôn là thách thức của mọi tổ chức. 
Các khảo sát nhân sự cho thấy chế độ đãi ngộ đơn lẻ chỉ là một công cụ rất ngắn hạn để thu hút nhưng một môi trường làm việc thân thiện, nơi mà nhân viên được tôn trọng, được tham gia ra quyết định trong phạm vị công việc đảm nhiệm, được huấn luyện, có được cơ hội thử thách, dược trải nghiệm để thành công… lại là yếu tố quyết định trong việc tăng sự gắn kết của cán bộ, nhân viên đối với tổ chức, “giữ chân nhân tài”. 
Bà Huyền chia sẻ thêm, với VPBank, con người luôn là tài sản quí báu nhất. VPBank tin tưởng và tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát huy khả năng, năng lực của mình, để có thể đóng góp, cống hiến tốt nhất cho tổ chức. VPBank tin tưởng vào sự “đa dạng” của đội ngũ cán bộ, nhân viên, tạo sức mạnh để vượt qua các thách thức trong giai đoạn chuyển đổi. 
Với chiến lược đó, VPBank đã thu hút được một đội ngũ lãnh đạo, quản lý cao cấp đến từ các ngân hàng thương mại cổ phần lớn, các ngân hàng hay tổ chức nước ngoài lớn tại Việt Nam cũng như các nước, mang đến các kinh nghiệm phong phú, chuyên môn vững chắc và một quyết tâm cao, dẫn dắt đội ngũ chuyển đổi thành công. 
Đặc biệt, bên cạnh đội ngũ chuyên gia tư vấn người nước ngoài, VPBank còn có nhiều nhân viên người nước ngoài gia nhập và đảm nhiệm những trọng trách lớn tại Ban giám đốc khối khách hàng cá nhân, giám đốc khối SME, giám đốc khối vận hành, Ban giám đốc khối quản trị rủi ro, quản lý dự án lớn về công nghệ thông tin, thẻ, kênh thay thế, E-banking… 
“Họ không chỉ mang đến VPBank một bề dầy kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức đa quốc gia lớn như Citi Bank, ANZ, Standard Chartered Bank, ING Bank, HSBC… mà còn được giao huấn luyện, “chuyển giao công nghệ” và thay đổi phong cách quản lý và làm việc theo hướng mở, tiên tiến… Họ cũng là các chuyên gia giỏi trong việc xây dựng các nền tảng, qui trình hoạt động và kiểm soát của ngân hàng”, bà Huyền nhấn mạnh. 
Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, VPBank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, tổng tài sản của VPBank đạt trên 105.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 5.770 tỷ đồng. Bước sang năm 2013, VPBank tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ và đầu tư công nghệ cao nhằm từng bước đưa VPBank trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Theo VPBank