Trong khuôn khổ sự kiện, buổi tọa đàm với chủ đề”Kinh nghiệm trở thành tài năng trong tổ chức” các diễn giả đều thống nhất về các yếu tố cơ bản để tạo nên một nhân tài trong doanh nghiệp gồm:
Ông Phạm Phú Ngọc Trai hiện đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty GIBC: “Lỗi thường gặp ở nhân viên trẻ là ngộ nhận về tài năng”
Trước đó, ông từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PepsiCo Đông Dương, là người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo khu vực tại một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới.
Trước đó, ông từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PepsiCo Đông Dương, là người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo khu vực tại một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới.
– Tri thức: gồm kiến thức chuyên môn và xã hội, có được do học tập và rèn luyện.
– Kỹ năng lãnh đạo: gồm 4 yếu tố tạo thành gồm kỹ năng tư duy, kỹ năng xây dựng mối quan hệ, kỹ năng xây dựng tầm nhìn và kỹ năng sáng tạo.
– Chuẩn mực giá trị: thể hiện ở giá trị đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
Theo đó, chuẩn mực giá trị của một cá nhân là người trung thực, liêm chính, đặt lợi ích tập thể cao hơn lợi ích cá nhân.
Một doanh nghiệp có chuẩn mực giá trị tốt là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả (có lãi), làm việc theo hiến pháp và pháp luật (không phạm pháp), tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội (có ý nghĩa lâu dài) và tiến hành phân phối lại (làm từ thiện).
Cả 3 yếu tố nói trên đều quan trọng, tùy từng cấp bậc, vị trí trong công việc mà đòi hỏi mức độ khác nhau của mỗi yếu tố. Người lãnh đạo giỏi là người biết phát huy điểm mạnh của cá nhân và vận dụng điểm mạnh của những người khác.
Ngoài chủ đề về nhân tài, ông Phạm Phú Ngọc Trai cũng chỉ ra lỗi thường gặp ở nhân viên trẻ là ngộ nhận về tài năng của mình. Ông cho biết, trong quá trình làm việc với nhiều nhân viên trẻ, ông nhận thấy họ thường từ chối các cơ hội tốt cho quá trình phát triển sự nghiệp lâu dài, và chỉ chú ý tới các lợi ích ngắn hạn như lương và chế độ đãi ngộ.
Theo ông Trai, giá trị mà một công việc đem lại bao gồm giá trị hữu hình (lương, thu nhập) và giá trị vô hình (kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ công việc, cơ hội thăng tiến…). Các ứng viên trẻ cần tổng hòa lợi ích từ cả hai giá trị trên để cân nhắc và lựa chọn công việc, phục vụ và định hướng sự nghiệp lâu dài.
Ngoài ra, một số điểm yếu khác mà các nhân viên trẻ thường vấp phải cũng được các diễn giả đưa ra như thiếu kỹ năng học hỏi và tiếp thu cái mới, quá tự ti và chưa dám ước mơ lớn, sợ khó, ngại khổ, không dám khổ luyện, dấn thân….
Ông Thân Trọng Phúc – Giám đốc điều hành Quỹ DFJ VinaCapital: “Không nên ở trong một công việc quá 3 năm”
Ông Thân Trọng Phúc: ‘Không nên ở trong một công việc quá 3 năm’ (3)Ông Thân Trọng Phúc – Giám đốc điều hành Quỹ DFJ VinaCapital.
Ông Thân Trọng Phúc là nhân vật đình đám trong giới kinh doanh, ông là người có công lớn trong việc đưa nhà máy trị giá 1 tỉ USD của Intel vào Việt Nam.
Diễn ra trong khuôn khổ sự kiện, buổi hội thảo với chủ đề “Con đường đến hạnh phúc” đã được ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành Quỹ DFJ VinaCapital trao đổi khá cởi mở và thú vị.
Kể về công việc đầu tiên của mình, ông Phúc cho biết ông đã phải trải qua đến 15 cuộc phỏng vấn mới có được ‘cái gật đầu’ của một nhà tuyển dụng.
Ông nhận ra rằng kỹ năng phỏng vấn là vô cùng quan trọng, ông khuyên các ứng viên nên trau dồi kỹ năng này để lựa chọn và chủ động tìm kiếm cơ hội làm việc ở môi trường tốt nhất.
Nhìn lại 30 năm sự nghiệp của mình cho đến thời điểm hiện tại, ông Thân Trọng Phúc cho biết mình đã trải qua 9 việc làm, tại 4 công ty, trong đó ông dành 23 năm công hiến cho Tập đoàn Intel.
Ông nhẩm tính bình quân ông làm việc ở một vị trí trong khoảng 3 năm rưỡi. Công việc ngắn ngày nhất ông từng làm kéo dài 3 tháng, và dài hơi nhất là gần 10 năm (CEO Intel Việt Nam). Từ kinh nghiệm bản thân, ông Phúc đưa ra lời khuyên thẳng thắn rằng: “Chúng ta không nên ở trong một công việc quá 3 năm”.
Ông Phúc lý giải, khoảng thời gian 3 năm là đủ để một nhân sự học hỏi các kĩ năng và kinh nghiệm cho công việc của họ. Sau khoảng thời gian này, cần suy nghĩ đến việc thay đổi công việc để học hỏi những kĩ năng, kinh nghiệm mới và tìm cơ hội phát triển sự nghiệp.
Ông cũng nói rõ, rời công việc hiện tại không nhất thiết là rời khỏi công ty, mà có thể tìm đến một vị trí mới tại chính công ty hiện tại để học hỏi các kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp (vị trí cấp cao hơn hoặc thuyên chuyển công việc khác), nếu không có cơ hội, hay xem xét chuyển sang công ty khác có tiềm năng phát triển sự nghiệp tốt hơn cho bản thân.
Đây cũng là lý do ông Phúc quyết định rời Intel Việt Nam sau hơn 9 năm gắn bó và 14 năm cống hiến cho tập đoàn này, để đến với VinaCapital. Trong một lần trả lời báo chí, ông Phúc cho biết: “Nhiệm kỳ của một CEO Intel ở các nước ngoài Mỹ chỉ khoảng 2-3 năm, riêng tôi đến 9 năm đã là một ngoại lệ”.
Gần 4 năm ở cương vị Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư DFJ VinaCapital, ông Phúc cho biết mình đã học hỏi được nhiều về lĩnh vực mà ông còn thiếu khi làm việc ở Intel – đó là chuyên môn về tài chính.
Tự nhận mình đã tìm được ‘công việc trong mơ’ tại Tập đoàn Intel nhưng vị cựu giám đốc Intel Việt Nam lại khẳng định, không bao giờ có sẵn công việc trong mơ, mà ta phải tự tạo ra công việc đó, bằng cách dám ước mơ cao, dám dấn thân và quyết tâm thực hiện ước mơ với 110% khả năng của mình.
Theo Trí Thức Trẻ