Ảnh hưởng đến lãnh đạo không phải là việc bạn có thể làm được trong ngày một ngày hai. Chiến lược ưu tiên của bạn nên là ủng hộ cấp trên, gia tăng giá trị cho tổ chức và làm nổi bật bản thân bằng cách hoàn thành xuất sắc công việc.
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Dưới đây là 9 nguyên tắc cơ bản giúp bạn có thể “lãnh đạo” cả cấp trên của mình.
Nguyên tắc 1: Lãnh đạo bản thân thật xuất sắc
Nếu bạn muốn lãnh đạo cấp trên, trước tiên phải lãnh đạo bản thân trước. Không có gì tạo được ấn tượng tốt với cấp trên hơn là khả năng quản lý bản thân. Nếu cấp trên thường xuyên phải tiêu tốn nguồn lực vào việc quản lý bạn, bạn sẽ bị coi là kẻ bòn rút thời gian và năng lượng của họ. Nhưng nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân. Nhờ đó, họ sẽ tìm đến bạn mỗi khi cần giúp đỡ hay lời khuyên khi gặp khó khăn.
Nguyên tắc 2: Chia sẻ công việc với lãnh đạo
Khi bạn chia sẻ công việc với lãnh đạo, dĩ nhiên công việc của bạn sẽ nặng nề hơn. Bạn phải đảm đương nhiều hơn nữa trong khi việc lãnh đạo từ vị trí cấp trung vốn đã rất khó khăn. Tuy vậy, khi bạn giúp đỡ cấp trên, cấp trên sẽ thường giúp đỡ lại bạn.
Giúp nâng gánh nặng chính là bạn đang giúp cấp trên thành công. Khi nhà lãnh đạo cấp cao thành công, tổ chức sẽ thành công và bạn cũng vậy.
Nguyên tắc 3: Sẵn sàng làm những việc mà người khác không làm
“Nếu bạn không sẵn lòng làm những việc vượt quá khả năng của những người bình thường, bạn sẽ không thể lên được vị trí dẫn đầu” – J.C.Penny.
Những người muốn trở nên hiệu quả luôn sẵn lòng làm những việc mà người khác không muốn. Và do đó, những người lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ, động viên và chấp nhận sự ảnh hưởng của họ.
Nguyên tắc 4: Làm nhiều hơn quản lý – lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là là quản lý. Kỹ năng lãnh đạo hướng đến:
1. Con người hơn là công việc.
2. Động viên hơn là duy trì.
3. Nghệ thuật hơn là khoa học.
4. Trực giác hơn là công thức.
5. Tầm nhìn hơn là thủ tục.
6. Liều lĩnh hơn là thận trọng.
7. Hành động hơn là phản ứng.
8. Mối quan hệ hơn là luật lệ.
9. Bạn là ai hơn là bạn làm gì.
Muốn tạo ảnh hưởng lên người khác, bạn phải học cách lãnh đạo.
Nguyên tắc 5: Tạo ra những mối quan hệ hữu hảo
Thành công hay thất bại của mỗi người thường liên quan đến những mối quan hệ của họ trong cuộc sống. Với kỹ năng lãnh đạo cũng vậy. Chất lượng của những mối quan hệ với lãnh đạo mà bạn có tác động đến thành công hay thất bại trong việc lãnh đạo cấp trên. Do vậy rất đáng để bạn đầu tư vào những mối quan hệ hữu hảo với cấp trên.
Nguyên tắc 6: Chuẩn bị sẵn sàng trước mỗi lần gặp lãnh đạo
Khi bạn liên tục thể hiện tốt mỗi lần gặp lãnh đạo, họ sẽ cảm thấy hứng thú với bạn hơn. Không có phần thưởng nào quý giá hơn đối với một người lãnh đạo khi họ thấy những dấu hiệu phản hồi tích cực từ bạn về những gì họ đã làm.
Nguyên tắc 7: Biết tiến, lùi đúng lúc
Biết tiến đã quan trọng nhưng rút lui đúng lúc còn quan trọng hơn. Lãnh đạo không phải lúc nào cũng biết họ mất một cơ hội khi bạn không đề xuất, nhưng họ sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn không rút lui đúng lúc.
Nguyên tắc 8: Trở thành “quân sư”
Ít thứ có thể làm bạn nổi bật hơn việc trở thành quân sư. Mọi người, không chỉ lãnh đạo mà ngay cả nhân viên và lãnh đạo đồng cấp, ngưỡng mộ và chú ý đến quân sư khi gặp phải những vấn đề khó khăn. Quân sư luôn là người hiệu quả nhất.
Nguyên tắc 9: Không ngừng tiến bộ
Dù cái giá bạn phải trả cho sự tiến bộ là bao nhiêu chăng nữa thì cái giá của việc không làm gì vẫn luôn cao hơn.
Và “Bạn không thể thay đổi xuất phát điểm, nhưng bạn có thể thay đổi hướng bạn đang đi. Vấn đề không phải là bạn định làm gì, vấn đề là việc bạn đang làm có ý nghĩa” – Napoleon Hill.
Mời bạn theo dõi tiếp các nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp và lãnh đạo cấp dưới ở các bài tiếp theo.
Theo “Nhà lãnh đạo 360”