Đâu là những phương pháp lãnh đạo đổi mới nhất đang được dạy tại các trường kinh doanh và được các CEO thực hiện? Dưới đây là 3 xu hướng đang được ưa chuộng trong năm nay.
(Ảnh minh họa)
Các phong cách, công cụ và lý thuyết quản lý mà các CEO và các học viện đang tán thành trong năm nay.
Đâu là những phương pháp lãnh đạo đổi mới nhất đang được dạy tại các trường kinh doanh và được các CEO thực hiện? Dưới đây là 3 xu hướng đang được ưa chuộng trong năm nay.
1. Mở khóa những thế mạnh tiềm ẩn
Chris White, giám đốc điều hành của Trung tâm các tổ chức tích cực tại khoa kinh doanh thuộc trường đại học Michigan đã cho phóng viên Inc biết rằng những nhà lãnh đạo giỏi nhất hiện nay đang tham gia vào việc khai phá “nguồn lực nội sinh”, một thuật ngữ có tính chất học thuật gắn với việc tìm ra những cách độc đáo để mở khóa những thế mạnh tiềm ẩn của nhân viên. White giải thích rằng bằng cách chú trọng tạo dựng các mối quan hệ với các nhân viên, bạn có thể khám phá ra toàn bộ năng lực của họ trong khi vẫn tạo cho họ cảm giác được làm chủ công việc và cảm thấy hạnh phúc hơn. Ông cho hay: “Có những hệ quả tích cực về tâm sinh lý học từ kiểu lãnh đạo này và những hệ quả đó có những tác động tốt tới toàn bộ công ty”.
Một ví dụ cho khái niệm “nguồn lực nội sinh” là cách lãnh đạo của Walter Robb –đồng CEO của tập đoàn Whole Foods. White cho hay: “Ông đã dựa vào thế mạnh của từng các nhân theo một cách rất chắc chắn mà vẫn tôn trọng và cởi mở. Ông có thể hợp tác nhưng cũng rất rõ ràng trong các định hướng của mình”.
White cho biết khi các nhân viên mới bắt đầu làm việc tại cửa hàng của Whole Foods, họ trải qua 3 tháng thử việc. Khi kết thúc thời hạn đó, nhóm của họ sẽ bỏ phiếu quyết định liệu họ sẽ được ở lại làm việc hay bị sa thải. Theo White thì “cách làm này giúp tạo dựng quyền làm chủ và trách nhiệm chung, tất cả đều từ nguồn lực từ bên trong. Bạn không thể mua được thứ này. Bạn phải lãnh đạo nó”.
2. Trao đi những cơ hội thứ hai
Fred Keller, người sáng lập kiêm CEO của Grand Rapids -một công ty sản xuất nhựa có trụ sở tại Michigan và công ty Cascade Engineering đã lãnh đạo doanh nghiệp triệu đô của mình dựa trên một câu danh ngôn của nhà cải cách xã hội và nhà thần học John Wesley từ thế kỷ 18, đó là: “Hãy làm tất cả những điều tốt nhất bạn có thể làm”.
Công ty Cascade, do Keller mở từ năm 1973, giờ có 12 đơn vị kinh doanh trên khắp thế giới, chuyên sản xuất các đồ nội thất, các linh kiện ô-tô, thùng rác và lắp đặt các tua-bin tạo gió , các tấm thu nhiệt mặt trời và các thiết bị lọc nước giá cả phải chăng cho các nước đang phát triển. Cascade là công ty sản xuất lớn nhất được công nhận là tập đoàn B, điều đó có nghĩa là công ty này cam kết giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường và đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn lê thê về hoạt động, mức độ tín nhiệm và minh bạch.
Keller cũng giảng dạy về hoạt động kinh doanh bền vững tại trường quản lý kinh doanh Samuel Curtis Johnson thuộc trường đại học Cornell University. Ông cho biết phong cách lãnh đạo của ông bị chi phối trước hết bởi trái tim, rồi mới đến bộ não. Chương trình của Cascade là “Phúc lợi cho Nghề nghiệp” theo đó, công ty đưa ra nước ngoài những người đã hỗ trợ công việc điều hành trong những khoảng thời gian dài. Keller cho biết chương trình đã tiết kiệm cho bang Michigan hàng triệu đô la bằng cách đưa mọi người ra khỏi danh sách hưởng phúc lợi của bang.
Keller cho rằng: “Đây không đơn thuần là tạo ra một công việc nữa mà là cung cấp một nghề nghiệp thực sự”. Nhưng đây không phải là một việc dễ dàng. “Chúng tôi đã phải học cách thay đổi nền văn hóa của mình để dễ đón nhận và chào đón hơn. Đoán xem việc gì đã xảy ra? Khi chúng tôi thực hiện điều này với những người được nhận phúc lợi, nền văn hóa của chúng tôi trở nên tích cực hơn với mọi người. Và hóa ra điều này cũng tốt cho cả công ty nữa”.
Sau khi chương trình khởi động, nền văn hóa cũng thay đổi, chỉ số nhân viên gắn kết với công ty của Cascade và cả mức độ hài lòng của nhân viên cũng tăng. Khoảng 5 năm trước, Keller đã ra mắt một chương trình mới để tuyển những người đã từng là tội phạm.
Keller xác nhận rằng các chính sách quản lý tương tự đang được lan rộng và có tầm quan trọng lớn hơn nhiều . Ông cho rằng: “Nhiều người cảm thấy rằng các chính trị gia không thể giải quyết được các vấn đề của chúng ta. Họ đã cho thấy rằng họ thậm chí còn không thể khiến các chuyến tàu khởi hành đúng giờ. Vậy thì ai có thể làm được điều này? Điều này tùy thuộc vào các lãnh đạo doanh nghiệp, những người sát cánh với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề của thế giới”.
3. Thực hiện sự dân chủ
Avinoam Nowogrodski, CEO của công ty sản xuất phần mềm quản lý dự án Clarizen, cho rằng cách lãnh đạo kiểu ra lệnh và kiểm soát từng phổ biến trong nhiều thập kỷ không còn phù hợp với môi trường doanh nghiệp hiện nay nữa. Theo ông: “Mọi người muốn có tiếng nói, muốn tham gia và điều này đòi hỏi phải có các nguyên tắc dân chủ”.
Nowogrodski cho rằng thành công của công ty ông là do đã tuyển được đúng người và lãnh đạo họ một cách dân chủ. Ông cho biết đã tuyển những người có 3 đặc điểm rõ ràng: ham hiểu biết, khiêm tốn và say mê công việc, ông gọi đó là “chuỗi ADN của Clarizen” .
Theo ông, khi bạn đã có những người ở các vị trí, thể hiện những đặc điểm quan trọng đó, bạn có thể thực hiện một nền dân chủ chú trọng tới sự tham gia và trao quyền của cá nhân.
“Điều này yêu cầu tất cả các nguyên tắc dân chủ: Mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ muốn và bạn phải muốn duy trì tiếng nói của họ, đảm bảo chúng được nói ra. Cần có một hệ thống đánh giá đảm bảo mọi người đều bình đẳng. Điều này khiến mọi người cảm thấy như thể họ đang trong một cuộc chiến công bằng, mọi thử đều có thể thực hiện. Chúng tôi khiến các nhân viên cảm thấy họ được đóng góp nhiều hơn hẳn so với thời còn làm cho các công ty cũ và họ là một phần của cả một câu chuyện lớn”.
Theo Inc