Google luôn nổi tiếng với sự phá cách và độc đáo trong văn hóa công ty. Và điều gì giúp Google duy trì được văn hóa ấy qua nhiều năm? Đó là sự đặc biệt trong quá trình tuyển dụng và quản lý của họ.
(Ảnh minh họa)
Khác với đa số các công ty hiện nay, Google có một cách định nghĩa nhà lãnh đạo rất khác.
“Chúng tôi nhận ra rằng, đối với người lãnh đạo, điều quan trọng là mọi người biết rằng bạn có tính nhất quán và công bằng trong việc đưa ra các quyết định – và rằng có một tầm nhìn tốt. Nếu một người lãnh đạo có phong cách làm việc nhất quán, mọi người trong nhóm sẽ được trải nghiệm sự tự do lớn lao, vì họ biết rằng trong những giới hạn nhất định, họ có thể làm mọi thứ họ muốn. Nếu lãnh đạo của bạn can dự vào tất cả các quy trình công việc , bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có thể làm gì và sẽ cảm thấy thấy khá nghẹt thở vì bị kìm kẹp.”
Hãy thử áp dụng điều đó đối với các quan chức chính trị: Họ cần cho thấy tính nhất quán và có thể dự đoán được, vì điều đó mang lại cho chúng ta sự thoải mái trong mọi hành vi. Trong thực tế, hầu hết mọi người đều biết cả, đó là lý do chúng ta gọi điều đó luật pháp. Triết học chính trị quan niệm rằng đó là điều kiện thiết yếu tuyệt đối cho bất cứ hình thái xã hội tự do nào. Chúng ta phải hiểu biết luật, phải biết luật đã được đặt ra, và phải tuân thủ chúng. Cuối cùng, chúng ta cần biết rằng chúng sẽ không bị thay đổi một cách ngẫu nhiên hay vì lợi ích nhóm chính trị.
Một ví dụ nữa là khi một công ty sản xuất ô tô sắp phá sản thì những luật lệ lâu đời bất biến, tiền lệ hay được sử dụng nên được tuân theo để bảo vệ các chủ nợ. Không thay đổi trong trường hợp đặc biệt này để thiên vị các nhóm được các chính trị gia ủng hộ, như công đoàn lao động. Một ví dụ của việc không tuân thủ luật lệ, và theo chuẩn mực của Google, là sự quản trị kém cỏi. Hoặc ít nhất điều đó sẽ đúng nếu nó xảy ra.
Bên cạnh đó, với Google, bằng cấp và nền giáo dục chính quy không có ý nghĩa gì nhiều.
“Một trong những điều chúng tôi thấy khi ngồi nghiền ngẫm phân tích dữ liệu đó là điểm phẩy trung bình không có giá trị khi xét duyệt tuyển dụng, và điểm thi là vô giá trị – vì chúng không có sự liên quan nào, ngoại trừ những sinh viên vừa mới tốt nghiệp (sự tương quan tại đây cũng rất thấp). Google trước kia nổi tiếng trong việc yêu cầu các ứng viên cung cấp bảng điểm, điểm trung bình và điểm thi, nhưng hiện chúng tôi không còn làm thế, trừ khi bạn nghỉ học được vài năm. Chúng tôi nhận ra rằng chúng chẳng thế nói trước được điều gì cả.
Có một điều thú vị nữa là tỉ lệ nhân viên không có bằng đại học hay cao hơn đang dần tăng lên. Chúng tôi có những đội ngũ mà trong đó 14% chưa hề tới bất cứ một trường đại học nào.”
Điều thực sự thú vị về những bài học quản trị tại đây đó là: Google là một tập đoàn được thúc đẩy bởi kĩ thuật. Họ nhìn vào những con số, phân tích chi tiết và nghĩ về những gì họ đã tìm được, thay vì việc bắt đầu với lý thuyết về việc nên làm gì và thử áp đặt luật lệ từ mớ lý thuyết ấy. Thực tế rằng Google sử dụng các dữ liệu thực tế làm tôn chỉ để đưa ra quyết định đã tạo ra sự khác biệt lớn với tất cả các doanh nghiệp khác.
Theo Forbes