Các doanh nhân đa ngành tiết lộ những điều họ ước mình biết được trước khi mở công ty lần đầu tiên.
(Ảnh minh họa)
Trong thế giới của các công ty khởi sự, bạn sẽ thường xuyên nghe những điều như:
“Thất bại thường xuyên và thất bại nhanh chóng.”
Hoặc: “Nếu bạn không thất bại, có nghĩa là bạn chưa cố gắng đủ”.
Có thể điều này đúng, nhưng không hoàn toàn như vậy. Không ai thích thất bại- và thất bại chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ ai. Hãy thử hỏi những doanh nhân đã vấp phải con đường chông gai dưới đây. Thất bại của họ đem lại những bài học thiết thực cho những người sáng lập các công ty khởi sự.
1. Mở một công ty dễ hơn đóng cửa nó
Mở một công ty là một việc dễ dàng- đó là lý do tại sao các trang web như MyCorporation tồn tại. Đối với Brad Barrett, phần khó khăn là tìm cách để đóng cửa nó. Khoảng 10 năm trước, anh điều hành công ty Connect Center chuyên cung cấp các văn phòng làm việc đặt tại các khách sạn như khách sạn Hilton tại sân bay Dallas Fort Worth. Anh đã huy động được 400 ngàn đô la từ các nhà đầu tư và mọi việc dường như đúng theo kế hoạch. Rồi sau đó, đầu mối liên lạc của anh rời khỏi khách sạn Hilton, cuộc khủng hoảng dotcom đã làm tiêu tan các cơ hội đầu tư và công ty bắt đầu chìm dần. Vì vẫn còn tiền đầu tư, nên anh vẫn cố gắng cầm cự. Anh cho biết: “Số tiền đó khiến bạn thử tìm các nhà đầu tư lý tưởng khác và làm bất cứ việc gì để tiếp tục tiến lên”. Nhưng cuối cùng, sự kiên định cũng không thể cứu được công ty- Barrett đã phải đóng cửa công ty. Tuy nhiên thất bại không khiến anh sợ công việc kinh doanh, hiện anh đang điều hành một công ty khởi sự thành công chuyên sản xuất vỉ nướng hồng ngoại.
2. Huy động rất nhiều tiền là việc có thể làm được
Đem lại thật nhiều tiền luôn là cứu cánh được chào đón phải không? Điều này không đúng với trường hợp của Michael “Luni” Libes. Tại một trong các công ty khởi sự trước đây(giấu tên) của mình, anh đã phát hiện ra rằng huy động được quá nhiều tiền tại giai đoạn đầu sẽ gây ra rất nhiều vấn đề. Anh cho biết: “Tất cả số vốn bạn cần là thời gian. Nhưng vì có 9 bà mẹ cũng không thể sinh ra một đứa con trong 1 tháng, nên dù bạn có cố gắng nhiều đến đâu thì một đội ngũ nhân lực lớn cũng không thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong một thời gian ngắn hơn được”. Giờ đây, Libes thấy việc cấp vốn chỉ thích hợp với một công ty đã tìm thấy thị trường. Nếu không được cấp vốn, các công ty buộc phải nhanh nhạy và khôn ngoan. Nếu có vốn từ sớm, họ sẽ thuê quá nhanh và tạo thêm nhiều tầng phức tạp làm mờ đi các mục tiêu thị trường thực tế.
3. Trong những ngày đầu, không thể có quá nhiều cập nhật trạng thái
Tất cả những người có cổ phần tại một công ty non trẻ đều muốn thấy công ty đó tạo được những bước tiến. Nhưng thường lãnh đạo sẽ có mong muốn báo cáo những tiến bộ liên tục của một dự án lớn theo cách gây ấn tượng mạnh cho các nhà đầu tư. Theo Iqbal Ashraf (người đang điều hành công ty NetworkChord-chuyên kết nối kinh doanh) thì đó là một sai lầm lớn. Ông đã quyết định từ trước là sẽ họp với đội nhóm của mình, và chỉ báo cáo về tiến độ của công ty khi cần thiết chứ không thông báo tình hình công ty hàng tuần hoặc hằng ngày. Kết quả là các nhân viên bắt đầu vắng mặt tại các cuộc họp, trốn việc và cuối cùng sẽ tạo ra các rủi ro lớn dần như một quả bóng tuyết. Ông kết luận: “Việc báo cáo hằng ngày không chỉ giúp theo dõi tiến độ mà còn làm lộ ra những vấn đề tiềm tàng trong tương lai”. Cuối cùng, ông đã thực hiện hai cuộc họp báo cáo tiến độ một tuần, nhưng đã quá muộn. May mắn là ông đã học được bài học. Hiện giờ ông đang điều hành một công ty tư vấn thành công có tên là Mentor’s Guild.
4. Tăng trưởng chậm để có thể tận dụng được sự năng động của tập thể
Tăng trưởng luôn là một thắng lợi đối với một công ty, trừ khi nó hé lộ một vấn đề trong công ty đó. Kratee E-commerce and Consulting là một công ty truyền thông hoạt động trong khoảng thời gian từ 2009-2011. Người sáng lập công ty -Ankur Agarwal đã chứng minh rằng anh là một người quản lý thành công một nhóm nhỏ. Khi công ty có lợi nhuận, anh đã quyết định mở rộng hoạt động và tuyển thêm nhân viên. Sau đó, mọi việc bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát. Bây giờ anh cho rằng “Việc quản lý vi mô mọi công việc của nhân viên chính là thủ phạm. Tôi đã cho nhân viên rất ít quyền tự do để họ tự làm việc, thất bại và rút ra bài học từ đó. Và thế là tôi đã tự mình làm rất nhiều việc.” Với công ty mới của mình (trang tìm kiếm sản phẩm PriceBaba.com), anh đã cho đội ngũ nhân viên non trẻ của mình nhiều quyền tự chủ và đòn bẩy hơn.
Theo Inc