Trong những cuộc hẹn hò, có một quy tắc là bạn không nên gọi điện hay nhắn tin trong vòng 3 ngày kể từ khi gặp mặt để không bị mất giá trong mắt đối phương.
Ảnh minh họa
Trong phỏng vấn tuyển dụng, các ứng viên cũng nên tuân theo quy luật tương tự. Tâm lý chung là sau khi dự phỏng vấn về, chúng ta rất nóng lòng muốn biết kết quả. Nhưng nếu không kiềm lòng được và liên lạc với nhà tuyển dụng quá sớm, hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng sẽ thấp đi và có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội chỉ vì một phút nôn nóng.
Vậy tóm lại bạn cần làm gì trong tình huống này?
Sau đây là một vài chỉ dẫn để bạn chủ động hơn trong quá trình chờ đợi:
1/ Hãy báo trước rằng bạn sẽ gọi lại:
Bạn không muốn tỏ ra bất lịch sự khi gọi điện liên tục cho nhà tuyển dụng để biết tình hình kết quả, nhưng cũng thật khó cho bạn khi phải chờ đợi vô vọng mà chả biết bên kia có liên lạc lại với mình hay không! Vậy tại sao bạn không chủ động sắp xếp trước một cuộc gọi với nhà tuyển dụng?
– Nhà tuyển dụng: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Rất vui được gặp anh!
– Bạn: Cảm ơn chị. À mà cho phép tôi hỏi là chị sẽ không phiền nếu sau 5 ngày nữa, tôi sẽ gọi cho chị để hỏi về kết quả ngày hôm nay. Được chứ?
– Nhà tuyển dụng: 5 ngày à, ok, gặp lại anh sau!
Trên đây chỉ là kịch bản đẹp nhất cho tình huốg đó, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói rằng khi nào có kết quả sẽ liên lạc lại bạn, hoặc cho rằng 5 ngày là quá gấp để ra quyết định. Hãy thay đổi linh hoạt tùy theo từng tình huống, mấu chốt vấn đề ở đây là bạn phải thông báo trước về việc bạn sẽ liên lạc nhà tuyển dụng để hỏi kết quả. Điều này ngoài việc tránh cho bạn bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp, còn nâng cao hình ảnh của bạn trong mắt họ, hình ảnh về một người luôn chủ động và làm việc rõ ràng,
2/ Thư cảm ơn:
Hãy gửi một lá thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng trong vòng 48 giờ, nếu được 24 giờ thì càng hay. Cảm ơn về buổi phỏng vấn và nhắc lại lần nữa rằng bạn sẽ liên lạc lại với nhà tuyển dụng để hỏi thăm kết quả. Ở cuối thư, đừng ngần ngại cho họ biết rằng bạn còn phải sắp xếp để ứng tuyển ở công ty ABC nào đó. Việc này đặt nhà tuyển dụng vào vị thế phải cạnh tranh để giành giật nhân tài (tất nhiên, nếu bạn đã chứng minh cho họ thấy bạn là nhân tài), họ sẽ chủ động hơn trong việc lôi kéo bạn về công ty.
Để áp dụng thành công cách thức đề cập trong bài viết này, điều kiện tiên quyết là bạn đã cố gắng hết sức và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn.. Có như vậy nhà tuyển dụng mới xem bạn như một tài sản không thể đánh mất, và nhanh chóng cho bạn câu trả lời trong thời gian ngắn nhất.