Những câu hỏi ngược có thể hỏi nhà tuyển dụng?

Một CV hoàn hảo mà một tác phong lịch sự, chuyên nghiệp, tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ cho một buổi phỏng vấn “hoàn hảo” và thành công. Một trong những yếu tố nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên đó là khả năng nhạy bén, phản ứng nhanh trước những câu hỏi của ứng viên khi hỏi ngược lại họ. Bởi vậy điều gì nên và không nên hỏi trong buổi phỏng vấn đó

Ứng viên giỏi luôn biết đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng

Tại Hệ thống TimViecNhanh.com – Nổi tiếng về tuyển dụng nhanh, chúng tôi tiếp xúc hàng ngàn ứng viên trong gần 10 năm qua thì ngay cả ứng viên nhiều kinh nghiệm lẫn sinh viên mới ra trường khi tham dự phỏng vấn họ thường hay có chung một mặc định là chỉ cần trả lời tốt các câu hỏi của nhà tuyển dụng đặt ra là thành công rùi. Tuy nhiên, họ quên mất rằng, buổi phỏng vấn đó để 2 bên đối thoại hiểu về nhau thì cuối buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng luôn câu hỏi gợi mở “Bạn có thắc mắc gì không?; Bạn có câu hỏi gì không?….”. Đây chính là cơ hội hội cho bạn hỏi những điều còn thắc mắc, sẽ thật sai lầm nếu bạn trả lời không và đứng lên ra về, điều đó sẽ làm cho nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn chưa thực sự quan tâm lắm về lĩnh về vị trí này .

Sau đây TimViecNhanh.com liệt kê những câu hỏi ứng viên có thể hỏi ngược nhà tuyển dụng

Câu hỏi 1: Hỏi về tổ chức bộ máy hoạt động của công ty

Ứng viên hoàn toàn có thể đặt câu hỏi này để tìm hiểu hoạt động của các phòng ban . Những câu hỏi này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn cơ cấu công ty mà ứng viên sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công.

Câu hỏi 2: Thách thức lớn nhất của công ty hiện nay là gì?

Việc ứng viên hỏi câu này sẽ làm cho nhà tuyển dụng nhận ra rằng bạn đã thực sự quan tâm đến việc sẽ đóng góp được gì cho họ và sẵn sàng đối đầu với những khó khăn trong công việc. Và chính câu hỏi đó sẽ làm cho nhà tuyển dụng hình dung ra con người bạn dễ dàng hơn

Câu hỏi 3: Đây là vị trí hoàn toàn mới hay trước đã tồn tại từ lâu?

Việc đặt câu hỏi này nó cho bạn biết được vị trí bạn thi tuyển vừa mới có hay đã tồn tại từ lâu, và việc những người đã làm đã đã nghỉ việc chưa hay vẫn đang làm ? và có nhu cầu tuyển thêm. Câu hỏi này có ưu điểm là bạn sẽ biết được vị trí mình đang làm hoặc những nhân viên đã và đang làm có ưu thế gì?

Câu hỏi 4: Công việc này tôi có thể đảm nhiệm được chứ?

Có thể câu hỏi này nhiều ứng viên sẽ “e dè, e ngại” đến việc quan tâm thái độ của nhà tuyển dụng và thường để cho nhà tuyển dụng quyết định chứ không bao giờ dám thẳng thắn chủ động đề nghị quyết định. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên có thể dám đảm bảo nhận công việc này chứ không chờ đến khi ứng viên được thông báo đã trúng tuyển