Khi giao kết hợp đồng, giao dịch, thay đổi người đại diện pháp luật của công ty và một số hoạt động khác, doanh nghiệp cần xác định rõ thẩm quyền của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) nhằm thực hiện đúng quy định pháp luật.
Ảnh minh họa
Phân định thẩm quyền của HDQT và Đại hội đồng cổ đông
1. Thẩm quyền của HĐQT và ĐHĐCĐ tùy thuộc vào giá trị hợp đồng và đối tượng ký kết hợp đồng cụ thể:
HĐQT được quyền thông qua các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn nếu điều lệ công ty có quy định khác.
Tuy nhiên riêng đối với các hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng được nêu dưới đây gồm:
Cổ đông hoặc người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
Thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; hoặc những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác;
Thì việc xác định trường hợp nào thuộc thẩm quyền của HĐQT, ĐHĐCĐ phải căn cứ vào giá trị của hợp đồng, giao dịch, cụ thể:
Nếu hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty thì thẩm quyền quyết định thuộc về HĐQT. Ngược lại, các hợp đồng, giao dịch không thuộc trường hợp vừa nêu thì thẩm quyền sẽ quyết định sẽ là của ĐHĐCĐ.
2. Đối với việc chào bán cổ phần mới:
Loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại sẽ được kiến nghị bởi HĐQT. Tuy nhiên cơ quan có quyền quyết định vấn đề này là ĐHĐCĐ.
Đối với giá chào bán của cổ phần sẽ do HĐQT quyết định.
Ngoài ra, mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần sẽ được kiến nghị bởi HĐQT nhưng sẽ do ĐHĐCĐ quyết định.
Nếu trường hợp điều lệ có quy định khác thì sẽ căn cứ điều lệ.
3. Đối với việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty:
Trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty thì thẩm quyền quyết định thuộc về ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ
Nếu việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty thì thẩm quyền quyết định thuộc về HĐQT.
Ngoài ra, một số hoạt động sau đây của doanh nghiệp phải được HĐQT phê duyệt:
Thành lập chi nhánh, công ty con hoặc văn phòng đại diện;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác mà điều lệ có quy định.
Theo Công ty Luật PLF/DNSG