Goldilocks – phương pháp giúp bạn luôn tìm ra động lực làm việc

Quá khó thì dễ nản, quá dễ thì nhanh chán, Goldilocks sẽ là phương pháp giúp bạn tìm được thứ phù hợp nhất để luôn có động lực hoàn thiện nó.

Ảnh minh họa

Hầu hết ai trong chúng ta cũng luôn ấp ủ những mục tiêu và khát vọng sống của riêng mình nhưng để thực hiện được chúng thì không dễ dàng gì. Ở khía cạnh này, việc học được cách tạo động lực cho bản thân chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn hoàn thành mục tiêu và đó cũng là một trong những điều khó khăn nhất mà bạn sẽ phải thực hiện trong cuộc sống .

Những điều càng có giá trị thì ta lại càng khó khăn để đạt được chúng. Và đây cũng chính là thước đo khả năng chịu đựng khó khăn và trở ngại trên con đường thực hiện mục tiêu. Ví dụ, bạn bắt đầu một chế độ ăn nghiêm ngặt, vài tuần đầu tiên bạn có vẻ tâm huyết lắm và ý chí sôi sục. Nhưng thời gian sau đó, sự phấn khích bắt đầu giảm dần và bạn rất dễ đánh mất động lực và mục tiêu ban đầu.

Vậy làm thế nào để duy trì động lực lâu dài để chinh phục mục tiêu đến cùng:

Nguyên tắc Goldilocks

Khó khăn và thất bại có thể ảnh hưởng đến mức độ động lực của bạn do đó hoàn toàn cũng có thể ảnh hưởng đến bản chất mục tiêu của mỗi người. Đây là điều thường dễ bị bỏ qua khi chúng ta tìm hiểu phương pháp duy trì động lực. Những thử thách có độ khó kiểm soát được đã được chứng minh là không chỉ tạo động lực mà còn là một nguồn hạnh phúc lớn lao.

Theo nhà tâm lý học Gilbert Brim, “Một trong những nguồn hạnh phúc quan trọng của con người là thực hiện những việc có độ khó phù hợp, không quá khó cũng không quá dễ.” Những thử thách quá dễ so với khả năng thì bạn lại rất dễ chán nản. Còn những thử thách quá khó thì dễ gây nản lòng. Nhưng những thử thách nằm đúng ở ranh giới giữa thành công và thất bại thì cực kỳ hấp dẫn đối với não bộ. Chúng ta không muốn gì hơn là thuần thục một kỹ năng không vượt quá xa tầm với của mình. Ta có thể gọi hiện tượng này là Nguyên tắc Goldilocks.

 Chọn thứ phù hợp nhất với bản thân chính là chìa khoá của Goldilocks.

Chọn thứ phù hợp nhất với bản thân chính là chìa khoá của Goldilocks.

Để giải thích rõ hơn nguyên tắc này, chúng ta hãy tiếp tục với ví dụ về việc bắt đầu một chế độ ăn kiêng. Thời gian ngắn ban đầu, bạn thấy mình giảm cân và đang dần tiếp cận mục tiêu ban đầu mà bạn thiết lập. Khi bạn đã vào guồng và những khó khăn cũng giảm bớt, và động lực của bạn cũng có xu hướng giảm dần.

Càng sát thời điểm thực hiện được mục tiêu, động lực càng giảm.
Càng sát thời điểm thực hiện được mục tiêu, động lực càng giảm.

Nguyên tắc Goldilocks áp dụng cho việc theo đuổi mọi mục tiêu, ngay cả trong trường hợp mà bạn cần xem xét vấn đề giá trị và đạo đức bản thân. Ví dụ, học sinh hay sinh viên có thể áp dụng quy tắc Goldilocks vào các bài luận hay yêu cầu môn học khác. Sinh vên có xu hướng thuê ngoài những bài luận đơn giản, không quá khó khăn và phức tạp để dành thời gian hoàn thành những việc quan trọng khác khó khăn và thách thức hơn.

Áp dụng các quy tắc Goldilocks và phương pháp tạo động lực cho bản thân

Nguyên tắc Goldilocks thiết lập phạm vi tối ưu mức độ khó để phân biệt mục tiêu tích cực và mục tiêu có thể đạt được. Con người thường có động lực nhất khi thực hiện mục tiêu trên khả năng của mình một chút (không quá khó cũng không quá dễ) và khi họ tìm được sự cân bằng giữa thử thách và sự tiến bộ bản thân.

Đây là yếu tố quan trọng nhất của phương pháp tạo động lực cho bản thân. Không chỉ có vậy phương pháp này sẽ tránh cho bạn bị choáng ngợp bởi những nhiệm vụ khó khăn hay dễ nhàm chán trước những việc đơn giản.

Một ví dụ của Goldilocks trong việc chọn sách, hãy lên kế hoạch để tìm ra thứ phù hợp nhất với mình.
Một ví dụ của Goldilocks trong việc chọn sách, hãy lên kế hoạch để tìm ra thứ phù hợp nhất với mình.

Một mảnh ghép khác trong bức tranh động lực mà nguyên tắc Goldilocks mang lại chính là sự đo lường sự tiến bộ và phát triển của bản thân. Điều này được thể hiện thông qua sự hòa quyện giữa hạnh phúc và sư hoàn thành công việc. Nếu chúng ta có thể đo lường sự thành công và tiến bộ cá nhân một cách thường xuyên, chúng ta có thể đạt được một dòng chảy tinh thần tích cực để nắm lấy những thách thức, tạo ra hiệu suất phù hợp và đạt được mục tiêu đề ra.

Lên danh sách các mục tiêu cần thực hiện là chuyện dễ nhưng duy trì được động lưc để theo đuổi những mục tiêu ấy đến cùng lại chẳng dễ dàng gì. Do vậy muốn duy trì động lực tối ưu hãy bắt đầu với một thử thách không vượt quá độ khó tối đa và thường xuyên đo lường sự tiến bộ.

Theo Trí Thức Trẻ