Những lợi ích của thí điểm phá sản ngân hàng

Ông Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội diễn giải: Câu nói “Sẽ thí điểm phá sản ngân hàng” của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói trong phiên thảo luận tổ vừa qua phải được diễn giải đầy đủ là ngay cả trong trường hợp phải cho phá sản ngân hàng thì cũng sẽ làm…


Ảnh minh họa

“Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm ăn yếu kém”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ từng phát biểu trong buổi thảo luận tổ về đề án tái cơ cấu kinh tế ngày 22/10 mới đây. Ông cho rằng việc này sẽ cản tỉnh được nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay. “Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được”, ông nói. Phó thủ tướng còn nhấn mạnh đến việc nghiên cứu thí điểm cho phép phá sản một số ngân hàng.

Trước ý tưởng này, nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình cũng như phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của việc cho phá sản ngân hàng.

Tích cực

Theo bản báo cáo ngày 25/10, công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng việc nghiên cứu thí điểm phá sản ngân hàng là cần thiết, nhất là trong bối cảnh công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần được thúc đẩy quyết liệt và đi vào chiều sâu hơn.

Với người gửi tiền, họ sẽ phải cân nhắc, lựa chọn kỹ hơn địa chỉ mình muốn gửi tiền vào thay vì chỉ nhắm đến các ngân hàng có mức lãi suất cao thì nay cần quan tâm tới yếu tố an toàn cho khoản tích lũy của mình.

Với hệ thống ngân hàng, từ việc cân nhắc của người gửi, sẽ góp phần làm giảm hiện tượng chạy đua lãi suất huy động trong hệ thống.

Với ngân hàng tốt, quản trị minh bạch, thanh khoản dồi dào sẽ không phải chạy theo các ngân hàng nhỏ trong việc nâng lãi suất huy động để giữ chân người gửi tiền, từ đó họ có thể cắt giảm lãi suất cho vay nhờ nguồn tiền huy động có chi phí thấp. Đồng thời theo tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), các ngân hàng lớn, có uy tín từ đó cũng sẽ được hưởng lợi thế là thu hút được nhiều tiền gửi với lãi suất thấp.

Với ngân hàng bé, các ngân hàng sẽ phải minh bạch thông tin, họ sẽ phải chủ động cung cấp thông tin minh bạch hơn để người dân có niềm tin hơn, từ đó chất lượng sẽ tốt hơn.

Với hoạt động cho vay các dự án sân sau của các ông chủ ngân hàng kinh doanh thiếu minh bạch sẽ không dễ như trước. Qua đó, nợ xấu phát sinh do cho vay không đúng mục đích sẽ được hạn chế, ngân hàng nhà nước cũng không phải can thiệp, giải cứu các ngân hàng làm ăn thua lỗ đến mức âm vốn chủ sở hữu nữa.

Điểm tiêu cực

Dễ thấy nhất là rủi ro hệ thống cao hơn nếu tin đồn không kiểm soát được. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, các ngân hàng nhỏ có vấn đề không kiểm soát được khủng hoảng truyền thông hoặc các tin đồn từ đó dù họ vốn không sụp đổ cũng trở nên sụp đổ thật vì tiền rút ra. Ngoài ra một tin đồn xấu đánh vào ngân hàng nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới các ngân hàng lớn khác và toàn bộ hệ thống.

Theo thoidai