Những bí mật về nghệ thuật thiết kế các tòa văn phòng có thể kích thích sáng tạo và tạo cảm giác thư thái`

Bạn có biết các nhà thần kinh học đang âm thầm sử dụng bí mật khoa học trong không gian văn phòng để nhân viên làm việc hiệu quả và đảm bảo sức khỏe hơn?


Ảnh minh họa

Chiều cao trần trần nhà ảnh hưởng tới khả năng làm việc của một nhóm, có thể kích thích giúp họ tìm ra vấn đề nhanh chóng hoặc làm mọi thứ rối tinh lên. Hay như màu xanh trong văn phòng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tập trung, giải tỏa áp lực và cho cảm giác tràn đầy năng lượng.

Đây chỉ là vài cách mà các nhà thiết kế áp dụng để tác động tới bộ não con người khi xây dựng các tòa nhà. NBBJ, đơn vị thiết kế khuôn viên mới của Amazon và khu văn phòng ở Settle, đã làm việc với Tiến sĩ John Medina, một nhà sinh học phân tử và là giáo sư tại Đại học Washington. Họ cùng nghiên cứu kỹ lưỡng về lĩnh vực thần kinh học để tìm hiểu làm thế nào não bộ con người tương tác với môi trường xung quanh, đặc biệt trong văn phòng.

Medina là người đã tham gia sự kiện về kiến trúc của công ty CoreNet Global ở Seattle hôm thứ Tư. Ông tự nhận mình luôn hoài nghi về ảnh hưởng qua lại giữa thần kinh và thiết kế bởi chúng ta vẫn biết rất ít về bộ não con người.

“Sự hiểu biết của chúng ta về cách bộ não làm việc rất giống trẻ con, đặc biệt trong mối quan hệ với những gì chúng ta đang thắc mắc về thiết kế các tòa nhà”, Medina chia sẻ.

Tuy nhiên, có một số điểm đáng chú ý từ các nghiên cứu của các nhà thần kinh học mà ở đó, giới thiết kế có thể đúc rút bài học cho riêng mình.

Thế giới xung quanh với biết bao thứ tuyệt đẹp. Nên việc phải giam mình trong bốn bức tường nơi các tòa nhà cao ốc rõ ràng không hợp tự nhiên chút nào. Để đối phó với sự tù túng đó, các nhà thiết kế đã làm hết mình để tái tạo lại môi trường bên ngoài với việc bố trí nhiều không gian mở, tận dụng ánh sáng tự nhiên, trồng cây xanh và mang không khí trong lành vào mỗi căn phòng.

Medina trích dẫn nghiên cứu của Edward O Wilson từ Đại học Harvard nói rằng, con người luôn bị thu hút bởi không gian mở. Nhưng làm điều này đôi khi gặp phải những khó khăn nhất định bởi dù trong môi trường tự nhiên hay ở nơi làm việc, con người vẫn có xu hướng co cụm bản thân. Bất kỳ tòa nhà nào dù rộng lớn bao nhiêu vẫn cần những nơi thật sự yên tĩnh để mọi người có thể tập trung.

Joan Meyers-Levy thuộc trường Đại học Minesota đã đưa ta khái niệm về hiệu ứng Cathedral. Theo đó, chiều cao trần nhà có thể ảnh hưởng tới khả năng giải quyết vấn đề của mỗi người và đội nhóm.

Medina cho biết: “Mọi người có xu hướng tập trung vào các khía cạnh của thông tin, ít chú ý đến chi tiết và giải quyết các vấn đề cốt lõi tốt hơn nếu trần nhà được thiết kế cao. Còn nếu muốn họ tỉ mỉ hơn trong từng chi tiết thì hãy để trần thấp.” Ông không biết tại sao điều này lại tồn tại.

Màu sắc cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Nghiên cứu của Mariana Figueiro thuộc Học viện Bách khoa Rensselaer cho biết, màu xanh lam sẽ gửi thông điệp cảnh báo tới não bộ bằng cách ngăn chặn metalonin, hóa chất giúp chúng ta ngủ. Tại sao lại như thế?

“Trong lịch sử tiến hóa, thời gian duy nhất chúng ta thấy màu xanh lam là khi lên trời vào buổi ngày. Vì vậy, não của chúng ta in sâu màu đó đồng nghĩa cho việc báo hiệu trời đã sáng”.

Mày xanh lá cây lại gắn liền với thực vật và chúng được nuôi dưỡng bằng nước khiến con người bị thu hút. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành bản năng sống còn của chúng ta. Khi nhìn thấy cây xanh, chúng ta trở nên tập trung và thoải mái hơn.

Vậy làm thế nào để các quan điểm này được chuyển tải vào trong từng tòa nhà văn phòng? NBBJ đang thiết kế hệ thống văn phòng S cho Urban Visions với sự chấp thuận của SEO Greg Smith. Dự án nằm gần các khu CenturyLink và Safeco, gồm 6 tòa nhà với tổng diện tích 1,2 triệu feet vuông, đang trong quá trình cấp phép và tìm người thuê.

Smith cho biết dự án ưu tiên thiết kế thân thiện với con người, sau đó mới xét tới yếu tố xây dựng. Điều đó có nghĩa nhóm nghiên cứu đang cố xây dựng khu công sở làn mạnh, lôi cuốn với tất cả nhân viên và khách viếng thăm. Khi nói đến sự phát triển, thường người ta chú trọng tới kiến trúc hơn, sau đó mới là con người.

“Tôi nghĩ các nhà thiết kế đơn giản chỉ là hướng không gian thân thiện với con người hơn. Chúng ta có quyền đòi hỏi môi trường làm việc mang lại sự thư thái, sức sáng tạo và trạng thái cơ thể tốt nhất”, Smith cho biết.

Khoảng cách giữa các nhóm đội cũng được tính đến trong S. Ryan Mullenix, một đối tác của NBBJ đã chỉ ra khoảng cách nên có giữa các bàn làm việc. Theo đó, nếu cách nhau 20 m thì người ta đã gửi email cho nhau thay vì muốn đi bộ lại, trong khi nếu cách 30 m thì đồng nghĩa họ đang ở trong những tòa nhà khác nhau.

Ngoài việc làm thế nào bộ não phản ứng với các yếu tố xung quanh, giới thiết kế cũng muốn kích thích mọi người suy nghĩ sáng tạo. Tâm trí thường được đánh thức bởi những trải nghiệm mới, nên họ sẽ hướng tới việc đa dạng không gian trong văn phòng, như tạo khu vực ngắm cảnh riêng, chỗ ngồi họp nhóm, phòng “thư giãn” và nhiều không gian khác.

Theo Trí Thức Trẻ