Đúng như dự đoán của tỷ phú Buffett, ngành bán lẻ Mỹ đang ngày càng lao đao

Vào tháng 2/2017, tỷ phú Warren Buffett đã bán 900 triệu cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ Walmart, báo hiệu những ngày tháng ảm đạm của ngành bán lẻ sắp tới.


Ảnh minh họa

Báo cáo tháng 3/2017 cho thấy doanh số ngành bán lẻ suy giảm tháng thứ 2 liên tiếp tại Mỹ và nhiều chuyên gia nhận định ngành này đã qua thời hoàng kim của nó. Rất nhiều cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đã phải đóng cửa trong khi nhiều công ty đang đứng trên bờ vực phá sản.

Báo cáo tháng 3/2017 cho thấy doanh số ngành bán lẻ suy giảm tháng thứ 2 liên tiếp tại Mỹ và nhiều chuyên gia nhận định ngành này đã qua thời hoàng kim của nó. Rất nhiều cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đã phải đóng cửa trong khi nhiều công ty đang đứng trên bờ vực phá sản.

Nguyên nhân chính khiến ngành bán lẻ hiện nay lâm vào khủng hoảng tại Mỹ là thương mại điện tử. Hiện tổng giá trị vốn hóa của hãng thương mại điện tử Amazon là 356 tỷ USD, cao hơn mức 298 tỷ USD của Walmart. Chính nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng nhận định thương mại điện tử đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến ngành bán lẻ trong thời gian tới.

Mới đây, số liệu của Cục thống kê Mỹ cho thấy tỷ lệ doanh số thương mại điện tử trên tổng bán lẻ tại Mỹ đang ngày một tăng trong 10 năm qua.

Ngoài ra, sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ cũng khiến ngành bán lẻ nước này lao đao.

Cụ thể, những mặt hàng dịch vụ được người tiêu dùng Mỹ chi trả nhiều nhất, trong khi các sản phẩm hàng hóa thông thường lại bị chi tiêu ít đi. Nổi bật trong số đó là ngành chăm sóc sức khỏe với chi tiêu cho dịch vụ y tế tăng từ 3% tổng chi tiêu năm 1929 lên 17,2% năm 2016.

Đây là điều dễ hiểu khi mức sống của người dân tăng cao cũng như tình trạng lão hóa dân số khiến ý thức chăm sóc sức khỏe cũng như nhu cầu y tế tăng lên.

Tiếp theo đó, chi tiêu cho các ngành dịch vụ vô hình như quản lý tài chính, giáo dục cũng ngày càng lớn trong tổng chi tiêu của người Mỹ. Trong năm 2016, người dân Mỹ đã chi 3,1 nghìn tỷ USD cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tài chính.

Trái ngược lại, những khoản chi tiêu cho ăn uống, quần áo cùng nhiều sản phẩm hữu hình khác lại giảm mạnh. Nguyên nhân chính được nhận định là do tăng trưởng năng suất và cạnh tranh từ hàng xuất khẩu khiến giá giảm, qua đó ảnh hưởng đến hứng thú mua hàng của người dân khi họ có thể dễ dàng mua được chúng.

Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế năm 2008 vẫn còn ám ảnh trong tâm trí nhiều người, khiến khách hàng lựa chọn tiết kiệm thay vì mua những sản phẩm giá rẻ mà họ có thể mua bất kỳ lúc nào.

Theo Thời đại