1. Không nghiên cứu tiểu sử của ứng viên
Dù ứng viên viết gì trong sơ yếu lí lịch đi chăng nữa, bạn cũng cần dành thời gian để xem xét. Nếu bạn quan tâm đến những ứng viên cụ thể, hãy đảm bảo rằng quá trình làm việc của họ là chính xác, và hãy kiểm tra ít nhất là một hoặc hai người tham khảo của ứng viên. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra lí lịch của họ.
2. Bị choáng ngợp bởi bằng cấp
Những ứng viên có nhiều bằng cấp thường rất chăm học để đạt được những bằng cấp danh giá. Nhưng điều này không có nghĩa là ra ngoài đời họ sẽ gặt hái được những kết quả kinh doanh cũng “danh giá” như vậy.
Lưu ý: Điều này không áp dụng nếu bạn đang tuyển người vào vị trí nghiên cứu hoặc cần bằng cấp.
3. Không có một kế hoạch dài hạn
Thuê một người nào đó trong lúc bận rộn có thể giúp bạn giải quyết công việc trước mắt. Tuy nhiên, trừ phi bạn chỉ muốn thuê theo thời vụ, bạn cần phải có kế hoạch dài hơn chứ không chỉ là nhu cầu cần thiết, bao gồm cả việc bạn lập kế hoạch để phát triển ứng viên, và cân nhắc xem liệu ứng viên đó có phù hợp với kế hoạch lâu dài của bạn không.
4. Hứa những điều mà bạn không thể thực hiện được
Bạn sẽ phải trả giá đắt nếu bạn hứa hẹn theo kiểu…thích là hứa. Cần phải dự đoán trước những gì bạn có thể đáp ứng và những gì bạn không thể đáp ứng cho một nhân viên tiềm năng.
5. Thuê người vì những lý do sai lầm
Không may thay, đây là một lý do rất phổ biến. Dù bạn đang tạo công ăn việc làm cho anh em bạn bè hay bạn bị thuyết phục bởi ngoại hình hoặc cách ăn nói “dẻo như kẹo” của một ai đó, thì việc tuyển người cũng không thể xuất phát từ những lý do sai lầm. Mục tiêu của bạn là phải thuê được người tốt nhất cho công việc.
Theo HRvietnam