Ở một trong những nơi có chi phí nhân công rẻ nhất thế giới, robot có thể thay thế 60-80% lực lượng lao động

Bulter, một con rô bốt màu cam với dáng dẻ mập mạp đang di chuyển qua lại giữa các lối đi để lấy tất cả mọi thứ từ điện thoại tới dầu gội đầu trên các kệ trong kho. Nó chỉ mất 1 giờ để làm những gì mà người công nhân phải mất 5 giờ.


Ảnh minh họa

Còn người anh em họ Sorter của Butler là một băng tải thông minh có thể xắp xếp các lô hàng theo trọng lượng, kích cỡ và địa điểm phân phối nhanh với tốc độ nhanh hơn bốn lần so với con người.

Được sản xuất bởi công ty khởi nghiệp robot lớn nhất Ấn Độ có tên là GreyOrange, những con rô bốt này giúp đỡ các công ty bán hàng online và công ty logistics cắt giảm chi phí và thời gian giao hàng – những yếu tố vốn dĩ đóng vai trò trung tâm trong cuộc cạnh tranh giành vị thế trong thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ tại nước này. Công ty khởi nghiệp GreyOrange có trụ sở hoạt động tại Gurugram (Ấn Độ). Các công ty như Flipkart – startup thương mại điện tử lớn nhất của Ấn Độ, nhà cung cấp nội thất trực tuyến Pepperfry hay các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận có tên DTDC và Delhivery đều là khách hàng của GreyOrange.

Theo chia sẻ của ông Akash Gupta – người đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ của GreyOrange: “Với sự giúp đỡ của robot, một đơn đặt hàng có thể được lấy từ nhà kho và gửi đi trong vòng 20 phút”. Các robot có thể sắp xếp được 12 triệu gói hàng trong vòng 1 tháng. Bulter và Sorter có thể thay thế 60-80% lực lượng lao động trong kho”.

Các robot đang dần chiếm dụng mảnh đất dành cho các lao động giá rẻ, điều này cho chúng ta thấy sự xâm chiếm của máy móc đối với công việc của con người trong một tương lai rất gần.

Một công nhân làm việc có thể kiếm được trung bình khoảng 10.000 rupee (khoảng 8 USD một ngày). Khi các nhà bán lẻ trực tuyến chuyển sang dùng máy móc để quản lý ngày càng nhiều đơn hàng hơn, lượng lao động không có tay nghề sẽ trở nên dư thừa. Tình trạng trầm trọng hơn khi các nhà bán lẻ đồ điện tử gia đình như Flipkart – hiện là trang thương mại điện tử lớn nhất ở Ấn Độ được hậu thuẫn bởi tập đoàn SoftBank, Tiger Golbal và Tencent Holding – đã chiến đấu với gã khổng lồ Amazon và gây ra cuộc chiến tự động hóa ở Mỹ bằng cách mua lại Kiva Systems với giá 775 triệu USD vào năm 2012.

“Các công việc chúng ta thường thấy trong các nhà kho trong vòng bốn, năm năm trở lại đây sẽ không còn trong vòng hai đến ba năm tới”, Satish Mena chuyên gia phân tích của Forrester Research India Pvt., nói với BloombergQuint. “Tốc độ tạo ra việc làm trong các nhà kho này đang chậm lại. Các công ty thương mại điện tử đang xem xét lại quy mô và khối lượng đặt hàng mà họ nhận được. Họ cần robot và con người làm việc cùng nhau”.

Công ty tư vấn này hi vọng thị trường thương mại điện tử Ấn Độ sẽ đạt quy mô 64 tỷ USD trong 4 năm tới và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 31,2%.

Amazon và Flipkart đã mở gần một phần tư trong số 71 kho của họ vào năm ngoái. Họ đang thu hút khách hàng bằng cách tăng chiết khấu và đang phục vụ các yêu cầu khắt khe của người mua trong một thị trường cạnh tranh sôi động. Trong nỗ lực chinh phục khách hàng, các công ty này đang tập trung vào chiến lược giao hàng trong ngày và đổi trả hàng dễ dàng.

Theo ông Arvind Singhal – Chủ tịch công ty tư vấn bán lẻ Technopak Advisiors Pvt. Ltd: Cùng với tự động hóa, số lượng việc làm sẽ không tăng lên và có thể giảm xuống khi các công ty trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp thương mại điện tử phát triển, các công ty như Flipkart và Amazon sẽ xây dựng nhiều trung tâm phân phối hơn và sẽ cần nhiều người hơn để quản lý chúng”.

Flipkart, Pepperfry, Delhivery đã không trả lời các câu hỏi từ BloombergQuint, còn Amazon thì cho biết họ không sử dụng robot tại Ấn Độ nhưng lại có hệ thống băng tải tự động tại hai kho hàng lớn nhất của hãng.

GreyOrange cho biết họ đã vận chuyển các robot đến các công ty hậu cần trên toàn cầu, từ Chile và Brazil đến Singapore và Hồng Kông.

Huy động được 35 triệu USD từ Tiger Global Management và Blume Ventures, họ có 8 văn phòng tại 5 quốc gia trên thế giới và sử dụng 650 lao động.

Dịch vụ chuyển phát nhanh DTDC Express Ltd., phục vụ hơn 11.000 địa điểm đã sử dụng GreyOrange Sorter từ 3 năm nay. Theo Abhishek Chakraborty – Giám đốc điều hành của công ty, thời gian để chuyển một kiện hàng ra khỏi kho đã giảm xuống 90 phút thay vì mất 6 đến 7 giờ như trước kia.

“Các rô bốt làm giảm thời gian tiếp xúc với con người trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tốc độ vận chuyển đã tăng lên và số lượng lỗi thì lại giảm đi”.

Theo Trí Thức Trẻ