Đào tạo Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần cuối)

Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần cuối)

18
Dù các rắc rối lớn hay nhỏ, chúng có thể làm cho nhiệm vụ lãnh đạo của bạn trở thành một cơn ác mộng nếu bạn không giải quyết nó một cách đúng đắn. Đây là cách để bạn làm chủ những khó khăn này.

Giải quyết vấn đề

84. Ủng hộ nhân viên: Nếu các bộ phận khác hoặc các nhà quản lý khác đang “hạ gục” nhân viên của bạn, hãy hỗ trợ họ.

85. Giải quyết các rắc rối: Đừng lãng phí thời gian vào việc đổ lỗi. Hãy quan tâm đến việc giải quyết vấn đề trước khi xử lý với bất kỳ hậu quả có thể nào.

86. Quản lý và kiểm soát cảm xúc của bạn:
Đừng để sự giận dữ và thất vọng ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề. Nếu bạn cảm thấy nóng nảy trong một tình huống nào đó, hãy làm “nguội” mình trước khi thảo luận hoặc mang nó ra để người hòa giải bên ngoài giải quyết.

87. Biết khi nào cần can thiệp vào: Một số vấn đề có thể tự được giải quyết nếu cứ để kệ nó, nhưng bạn cần nhận thức được thời điểm khi nào bạn cần can thiệp vào và kiểm soát được tình huống.

88. Nhận sai lầm: Nếu bạn mắc sai lầm, hãy nhận lỗi. Bạn sẽ có nhiều thời gian để khắc phục lỗi hơn thay vì ngồi và tìm cách để đổ thừa cho người khác.

89. Nhìn vào sự thật trước tiên: Trước khi bạn đưa ra phán đoán về một tình huống, hãy chắc rằng bạn nắm được toàn bộ câu chuyện. Lắng nghe nhân viên và hỏi kỹ mọi người trước khi chắc chắn rằng bạn đã thu thập đầy đủ thông tin.

90. Trưởng thành trong khủng hoảng: Học cách tự tách mình khỏi khó khăn và trưởng thành từ đó. Bạn có thể nghĩ rõ ràng hơn và ra quyết định tốt hơn về cách để xử lý vấn đề.

91. Đừng phớt lờ vấn đề: Một vấn đề nhỏ có thể dễ dàng phát sinh thành một vấn đề khó giải quyết hơn.

92. Cố gắng không đi lệch vấn đề: Để nhân viên biết rằng vấn đề không phải là con người họ mà là hành động của họ.

Vượt trước

Không chỉ là hoàn thành công việc, để thực sự trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cần nhìn vượt lên những gì mà công việc đòi hỏi.

93. Lãnh đạo bằng cách làm gương: Hãy để nhân viên đi theo sự lãnh đạo của bạn.

94. Tận tay làm: Đôi khi bạn cần tận tay làm những việc mà nhân viên đang làm và cho họ thấy, chẳng có công việc nào là không thú vị cả.

95. Tạo ra sự khác biệt cho nhân viên: Đừng trở thành một nhà quản lý cứng nhắc, hãy là một nhà lãnh đạo và làm gương cho nhân viên của mình.

96. Có được sự tin cậy và tôn trọng của nhân viên:
Bạn sẽ quản lý thời gian quản lý nhân viên dễ dàng hơn khi bạn tôn trọng các quy tắc và các giới han đồng thời tin tưởng vào sự lãnh đạo của mình.

98. Thông cảm với các vấn đề cá nhân: Dù muốn hay không, những việc xảy ra bên ngoài công việc có thể có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công việc. Hãy nhạy cảm nếu như nhân viên có những vấn đề cá nhân khiến họ không thể tập trung vào công việc được.

99. Nhớ rằng, đạo đức quan trọng hơn tất cả: Hãy trung thực và đáng tin cậy trong công việc cũng như trong các mối quan hệ cá nhân.

100. Hãy luôn tìm kiếm các ý tưởng mới: Bạn sẽ không bao giờ biết nguồn cảm hứng lớn tiếp theo của bạn sẽ đến từ đâu.

101. Tìm hiểu nhân viên: Biết nhiều hơn ngoài tên gọi của họ. Biết về nền tảng gia đình, sở thích cũng như những điều nhân viên dị ứng. Làm vậy sẽ khiến bạn gần gũi hơn.

Theo Lanhdao.net