Những sự kiện ngoài dự kiến xảy ra hay việc đương đầu với nỗi sợ hãi
“ Ngay cả khi những sự kiện bắt đầu bằng một điều kinh khủng nhưng nếu chúng ta tìm được cách đối phó hợp lý và thông mình thì đôi khi kết quả ta có được lại có thể rất tốt đẹp.”
Nhóm được tách ra làm 3 đội. Mỗi đội bị bịt mắt và dẫn vào một căn phòng riêng biệt. Trong mỗi phòng để các bộ phận của một cái lều. Nhiệm vụ của mỗi đội là làm sao ráp lại thành một căn lều hoàn chỉnh nhanh nhất có thể. Sau rất nhiều lần tranh cãi, thử nghiệm rồi làm sai, hai đội đầu tiên cũng hoàn thành xong chiếc lều của mình. Còn lại đội thứ 3. Trong đội này có một vị tướng về hưu. Ngay khi bắt đầu công việc ông đã nói to:
Tôi là một viên tướng về hưu và tôi đã dựng hàng trăm cái lều thế này rồi. Cứ làm theo chỉ dẫn của tôi, chúng ta sẽ giành chiến thắng.
Nhưng ông cứ nói mà không có ai làm theo. Cuối cùng họ đồng loạt tẩy chay ông và cùng nhau ráp được chiếc lều theo cách của họ.
Trong phần 6 này những chiếc ra đa hầu như mất tác dụng. Chúng ta đã tiến đến quá gần khu vực hỗn loạn. Những kỹ năng mà trước đây chúng ta có được giờ không còn dùng được nữa vì mọi thứ dường như bất hợp tác với ta. Trên màn hình ra đa không hiện lên một chấm sáng nào. Chúng ta không biết chuyện gì sắp xảy ra. Và rồi chúng đến. Chúng ta cố gắng hết sức để nhận thức cái gì đang diễn ra và tìm ra ý nghĩa của những sự việc dường như chẳng chứa đựng chút ý nghĩa nào cả.
Hãy tưởng tượng: Dự định của thành phố bạn rất rõ ràng và tốt đẹp: tạo nên một nơi an toàn để mọi người sống, yêu thương và phát triển. Rồi một cơn lốc xóay khủng khiếp ập đến và cuốn phăng đi mọi thứ và một nửa số ngôi nhà trong thành phố.
Dự định của công ty bạn rất rõ ràng và tốt đẹp: phát triển công nghệ dược phẩm nhằm nâng cao sức khỏe trẻ em trên tòan thế giới. Thế rồi một ngày, một nhân viên bất mãn với công ty, anh ta phá hủy một trong những xưởng sản xuất và giết chết 6 nhân viên của công ty.
Dự định của gia đình bạn rất rõ ràng và tốt đẹp: nuôi dạy 6 người con học hết Đại học. Thế rồi, đứa lớn nhât qua đời vì bệnh ung thư.
Dự định của bạn sau khi về hưu rất rõ ràng và tốt đẹp: cống hiến cho xã hội bằng cách tự nguyện tham gia vào một tổ chức Vì Hòa Bình. Thế rồi, một tai nạn ô tô đã khiến bạn tàn tật vĩnh viễn.
Khi bạn trải qua những sự kiện đột ngột và không hề mong muốn đó, hẳn nhiên bạn không có chút kinh nghiệm hay kế hoạch phản ứng nào. Thế giới lại thay đổi từ một ẩn số chưa được khám phá sang không thể nào nhận biết được nữa. Gìơ bạn đang ở rất gần với khu vực hỗn loạn rồi. Tuy nhiên ngay cả trong những hòan cảnh đó, được thử thách bởi những sự kiện ngoài dự kiến sẽ giúp bạn trải nghiệm những khả năng phá hủy hay sáng tạo của thế giới mà bạn chưa hiểu hết, cùng với nó là sự bất lực trong ý muốn thay đổi thế giới đó của bạn.
Mặc dù từ đầu chương 6 tới giờ chúng ta chỉ gặp những dấu hiệu bất ổn nhưng bên cạnh đó vẫn có những sự việc bất ngờ theo nghĩa tích cực. Ngay cả khi những sự kiện bắt đầu bằng một điều kinh khủng nhưng nếu chúng ta tìm được cách đối phó hợp lý và thông minh thì đôi khi kết quả ta có được lại có thể rất tốt đẹp. Nói cho cùng thì những sự kiện này không có ý nghĩa gì cả. Trong chương này, đơn giản là những sự kiện xảy đến và chúng ta đối mặt với chúng. Sự lãnh đạo sẽ tạo nên ý nghĩa cho những sự kiện hỗn độn đó. Một thành phố nào đó phát hiện ra một nguồn tài nguyên quý giá mà trước đó người dân chưa hề biết đến sự tồn tại của nó, chẳng hạn như dầu mỏ hoặc vàng. Một công ty nào đó tìm thấy ý tưởng mới có thể thay đổi định hướng và tầm quan trọng trong tòan bộ hoạt động của mình. Một gia đình đột nhiên được thừa hưởng một khỏan tiền lớn từ người bà con mà lâu nay họ cứ nghĩ là sống trong nghèo túng. Bạn được đề nghị cơ hội có việc làm mới và bước vào một lĩnh vực mà bạn có rất ít hoặc không hề có kinh nghiệm nào.
Chương này không chỉ được đề cập qua những sự kiện có ảnh hưởng lớn mà còn qua những sự việc hàng ngày. Ít nhiều trong số chúng ta đang sống ở những nơi mà mỗi ngày cuộc sống đều là một bí ẩn không thể khám phá. Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những vấn đề hết sức thông thường nhưng cũng có những quá trình diễn ra không như mong muốn mà Peter Vaill miêu tả như “những bọt nước bất tận”.
Tại khu vực này, ta không còn dám chắc tất cả đang đi cùng một hướng và sẽ đến đâu. Những sự biến, những việc không mong đợi đã khiến cho thế giới vô định này trở nên rất thực đối với mỗi cá nhân.
Bây giờ thì những câu hỏi của chúng ta không chỉ nhắm vào cuộc hành trình và nơi đến mà còn vào ý nghĩa, nguyên nhân sâu xa và lý do cho việc chúng ta thực hiện cuộc hành trình đó nữa. Chúng ta muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao”. Tại sao lại như vậy? Tại sao lại là chúng ta? Ý nghĩa của những gì đang diễn ra đối với thế giới và đối với chúng ta là gì? Chúng ta bắt đầu ý thức được trách nhiệm phải làm sáng tỏ những điều đó trên phạm vi rộng và sâu hơn. Quy tắc cho chương này là “tinh thần trách nhiệm”. Gìơ đây không còn đủ thời gian và tâm sức lo cho người khác nữa, chúng ta phải đảm đương toàn bộ trách nhiệm cho những việc chúng ta làm. Chúng ta phải thực hiện được nguyên tắc này và nhiều nguyên tắc khác nữa chứ không đơn thuần chỉ là xem chúng như những điều vô nghĩa không ảnh hưởng gì đến chúng ta. Sự lãnh đạo có mặt ở khắp mọi nơi, tồn tại bên trong và xung quanh tất cả những mối tương tác lẫn nhau trong cuộc sống. Khi những câu trả lời ngay tức thì không có nghĩa gì thì sự lãnh đạo sẽ ứng biến hộ.
Tính chất xác thực thiết lập thêm hai tiêu chuẩn cho sự lãnh đạo, đó là tính trung tâm và cùng kiến tạo. Khi chúng ta phải giải quyết những tình huống chưa từng gặp bao giờ, tất cả chúng ta cần phải tin vào trực giác của bản thân và mối liên hệ với những người khác. Mọi hy vọng giải quyết rắc rối thành công phụ thuộc vào sự tin tưởng, tin tưởng vào sự xét đóan sự việc theo trực giác của bản thân và của những người cùng giải quyết vấn đề đó với mình.
Trong chương 6, cuộc sống như một tác phẩm nghệ thuật. Đây là hình ảnh ẩn dụ có thể diễn tả một cách hoàn hảo những khía cạnh không thể nắm bắt và không thể tưởng tượng đã được đề cập đến. Thế giới tạo nên chúng ta và chúng ta cũng tạo nên thế giới. Nhiều khi chúng ta cứ thử nghĩ ra những ý nghĩa cho những điều tưởng chừng vô nghĩa xem. Khi thế giới “ đánh úp” chúng ta và mọi sự việc lại vô nghĩa thì chúng ta lại tiếp tục sử dụng đến cách ấy để ứng phó.
Bạn đã từng trải qua những kinh nghiệm như trong chương 6 này chưa? Hãy xem xét những câu hỏi sau đây.
1. Công ty hay tập thể của bạn nắm vững vấn đề này đến đâu?
· Công ty hay tập thể của bạn đã bao giờ phải đối mặt với những khủng hoảng nghiêm trọng như ở chương 6 chưa? Và những vấn đề nào chắc chắn chưa bao giờ gặp phải?
· Chuyện gì xảy ra khi công ty hay tập thể của bạn đối phó với một hoàn cảnh hỗn loạn?
· Sự ứng biến thông minh có ý nghĩa gì trong hòan cảnh cụ thể không?
· Mọi người có khái niệm nào về chương 6 và những thách thức đặt ra cho vấn đề lãnh đạo ở đây không?
· Không khí làm việc ở công ty bạn có vui vẻ không?
· Những động thái của công ty bạn có tỏ rõ sự kiên quyết, sẵn sàng đương đầu không với rắc rối không?
· Ban lãnh đạo công ty có cố gắng kiểm soát những tình huống bất ngờ, cần sự ứng biến nhanh đó không? Điều gì xảy ra?
2. Công ty hay tổ chức của bạn tập trung vào khía cạnh nào trong lĩnh vực lãnh đạo?
· Chương này có cần được quan tâm không?
· Công ty bạn có khuyến khích hoạt động sáng tạo những ý nghĩa và coi trọng vai trò của nó không?
· Công ty bạn đang quan tâm đến chương nào?
3. Bạn có được chuẩn bị để ứng phó với những tình huống đột ngột này không?
· Bạn đã từng đối mặt với vấn đề trầm trọng nào tương tự như trong chương này chưa?
· Bạn đã làm gì? Phản ứng của bạn ra sao?
· Bạn có hiểu về sự phản ứng khôn ngoan không?
· Bạn có để tâm đến những phản ứng dũng cảm không? Và bạn đã thực hiện chưa?
· Bạn có phải đấu tranh với những vấn đề thuộc về tâm linh không? Bạn có hiểu từ “ tâm linh” có nghĩa gì không?
Theo Bwportal/Robert Terry – Hồng Vân, Hoàng Trung lược dịch từ Seven Zones for Leadership