Bài học từ nhà máy Foxconn

Scandal đình đám của Foxconn vừa qua cho thấy doanh tiếng của một thương hiệu toàn cầu có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp mà họ hợp tác.

Mới đây nhất, phóng viên Bloomberg đã trực tiếp đến làm việc và ghi hình thực tế tại các nhà máy Foxconn, và đưa ra một số vấn đề cơ bản từ vụ việc Foxconn.

Quy định lao động

Một cuộc thanh tra tập đoàn công nghệ Foxconn- đối tác sản xuất iPhone, iPad lớn nhất của Apple cho thấy những vấn đề nổi cộm và nghiêm trọng về việc vi phạm những quy định của luật lao động trong nhà máy sản xuất này.

Foxconn vừa qua đã cam kết giảm giờ làm, quan tâm đến công nhân và cố gắng giải quyết triệt để những tranh cãi xung quanh vấn đề về quyền lợi của người lao động khiến cho Apple cũng như Foxconn lao đao trong thời gian qua.

Scandal đình đám của Foxconn vừa qua cho thấy doanh tiếng của một thương hiệu toàn cầu có mối liên quan chặt chẽ đến các doanh nghiệp tại thị trường mới nổi mà họ hợp tác.
Vấn nạn công nhân tự tử

Có ít nhất 10 người tự sát tại Foxconn năm 2010 – đây là một con số cao kỷ lục.
Để trấn an dư luận, vào tháng Giêng vừa qua, Apple đã trở thành tập đoàn công nghệ đầu tiên tham gia vào Hiệp hội lao động Công bằng FLA tại Washington. Các thanh tra viên đã tìm ra ít nhất 50 sai phạm những quy định trong luật lao động.
Sau khi khảo sát nhà máy với sự tham gia của 35.000 công nhân, các thanh tra viên cho biết, người lao động tại nhà máy phải làm việc nhiều hơn số giờ mà luật lao động quy định trong khi mức lương giờ làm việc phụ trội không xứng đáng.
Tuy nhiên, khi được hỏi là có muốn thay đổi giờ làm cũng như những chính sách đối với việc thêm giờ hay không thì 72% lao động trả lời là KHÔNG.
Tim Cook đến thăm Foxconn
Lãnh đạo tập đoàn CEO Tim Cook đã có chuyến thăm khu công nghệ Trịnh Châu của Foxconn vào ngày 28/3 vừa qua sau khi có cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo thành phố Bắc Kinh.
Foxconn, nhà sản xuất điện từ lớn nhất thế giới sẽ xây dựng một chính sách lương thưởng cũng như hệ thống khung giờ làm việc chính thức theo quy định của pháp luật cho đến tháng 7/2013.
Là một thành viên của FLA, Apple có hai năm để xây dựng và hoàn thiện những tiêu chuẩn về lao động sao cho phù hợp với những tiêu chí của tổ chức.
Đại diện phía Apple gửi thông điệp, họ rất quan tâm vấn đề điều kiện lao động tại các nhà máy sản xuất đối tác. Bên cạnh đó, Apple và Foxconn đang hết sức nỗ lực trong việc cải thiện cũng như đảm bảo một môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động.

Xử lý tai nạn
Cảnh nhà máy Foxconn tại Yên Đài, Thượng Hải sau một vụ nổ vào hồi tháng 9 thật sự hoang tàn! Tai nạn đáng tiếc xảy ra khi các bộ phận điện tử đang được phun sơn. Đám cháy đã lan rộng toàn nhà máy- nơi sản xuất những phiên bản iPhone mới nhất.
Trước đó, vào tháng 5, tại xưởng sản xuất Thành Đô của Foxconn đã diễn ra một vụ nổ lớn làm thiệt mạng 3 công nhân. Trong cáo cáo, FLA đã chỉ trích gay gắt sự lỏng lẻo và thiếu phù hợp trong chính sách an toàn cũng như sức khỏe cho người lao động.
“Chúng tôi cam kết cùng với Apple thực hiện các biện pháp đề khắc phục và cải thiện tình hình”, đại diện của Foxconn mới đây cho biết.

Điều kiện làm việc

Những công nhân làm việc trong dây chuyền lắp ráp sẽ nhận mức lương ít hơn 2 USD/ giờ và thỉnh thoảng phải làm việc hơn 60 giờ một tuần.

Foxconn đã tăng lương cho công nhân 3 lần kể từ năm 2010. Tăng gấp đôi mức lương cơ bản cho những lao động phổ thông tại nhà máy Thâm Quyến lên 1.800 nhân dân tệ so với mức 900 nhân dận tệ 3 năm trước đó.
Sau khi Foxconn tăng lương và thực hiện những chính sách cải thiện điều kiện làm việc, số người bỏ việc cũng như tự sát tại nhà máy giảm rõ rệt.

Chuyển biến cần được ghi nhận
Các đối thủ không đua với Apple tham gia vào FLA. Microsoft, Dell, HP và Samsung đều thực hiện thanh tra nội bộ.
Sự tham gia của Apple vào FLA sẽ không thể giải quyết một cách hoàn toàn những sai phạm trong chuỗi cung ứng của mình nhưng đánh dấu một sự nỗ lực và nghiêm túc của họ đối với vấn đề liên quan đến người lao động.
FLA đã phát hiện ra hàng “tỷ” vấn đề tại các nhà máy sản xuất của Apple cũng đã ghi nhận những bước cải hiện đáng kể mà họ đã tạo nên sau nhiều nỗ lực.

Hiệu ứng truyền thông
Đây là hình ảnh những công nhân làm việc tại một dây chuyền sản xuất ở Khu công nghệ và khoa học Long Hoa, Thâm Quyến- cũng được biết đến với cái tên Foxconn City.
Những thành kiến hà khắc nhất về Foxconn thực sự dậy sóng sau chương trình phát thanh của một phóng viên có tên Mike Daisey. Người này đã có một chương trình nói về điều kiện làm việc đáng báo động tại nhà máy trên kênh phát thanh “This American Life”.
Tuy nhiên, sau đó ít lâu, chương trình đã bị gỡ bỏ do có sự hư cấu và phóng đại quá mức về những thực tế tại Foxconn. Tuy nhiên, hiệu ứng mạnh mẽ cho chương trình đã ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ cũng như quan điểm của cộng đồng.

Người lao động diễu hành tập thể
Đây là hình ảnh một buổi diễu hành tại nhà máy Foxconn Long Hoa, Thâm Quyến vào tháng 8/2010.
Khoảng 150 công nhân tại nhà máy Foxconn ở Vũ Hán tham gia buổi diễu hành phản đối kế hoạch của công ty chuyển họ đế một dây chuyền sản xuất khác. Một số thành viên đã đe dọa sẽ nhay lầu tự tử tại nhà máy, 45 người khác xin nghỉ việc.
Foxconn đang chuyển một số cơ sở sản xuất từ tỉnh Quảng Đông đến Tứ Xuyên nơi có nguồn lao động rẻ.

An toàn cho công nhân
Tại khu vực chỗ ở người lao động, Foxconn cho lắp đặt hệ thống lưới phòng hộ để giảm bớt nguy cơ tử vong của các vụ tự tử có thể xảy ra. Bên cạnh đó, họ cũng thuê các chuyên gia tâm lý như một phần của nỗ lực giảm thiểu trường hợp tự sát của người lao động.
Năm 2010, số người chết do tự sát tăng lên mức kỷ lục- 10 người.

Lưới an toàn cũng được bố trí tại khu vực xưởng sản xuất.
Báo cáo hàng năm Supplier Responsibility của Apple đã nhấn mạnh đến cả những tồn tại cũng như thành quả đạt được tại các nhà cung ứng của họ. Năm 2012, tại 93 cơ sở sản xuất, hơn một nửa số người lao động phải làm việc quá 60 giờ/ tuần. Trong khi đó 37 cơ sở không đảm bảo người lao động được nghỉ ít nhất 1 tuần một ngày lao động.

Trung tâm tư vấn khẩn cấp
Foxconn cũng có trung tâm tư vấn với đường dây nóng tại Foxconn City, Thâm Quyến. Trung tâm được thành lập năm 2010 là một phần trong nỗ lực giảm thiểu các trường hợp tự sát phần nào xoa dịu những khủng hoảng về tâm lý có thể xảy ra ở người lao động.

Xếp hàng chờ xin việc
Đây là hình ảnh dòng người xếp hàng xin việc tại trung tâm tuyển dụng Foxconn Qinghu ở Thâm Quyến. Foxconn trước kia và bây giờ vẫn là mục tiêu hướng đến của người lao động. Họ tìm đến Foxconn với hi vọng tìm kiếm một cơ hội để có được mức lương ổn và một cuộc sống tốt hơn.
Foxconn hỗ trợ cho vài chục cửa hàng do người lao động sở hữu. Số lượng của hàng đã tăng gắp 5 lần lên con số 500 vào cuối năm 2011.
Foxconn hiện cũng là đối tác của HP, Dell cung cấp các khóa đào tạo, các khoản vay và phụ cấp cho người lao động để họ có thể sở hữu các của hàng điện tử.

Khối lượng sản xuất khổng lồ
Theo Bloomberg New Energy Finance, lần đầu tiên số lượng thiết bị di động sẽ vượt quá dân số thế giới vào năm 2012. Hơn một nửa trong số chúng được sản xuất tại Trung Quốc.
Đây là hình ảnh các công nhân đang kiểm tra những tấm vi mạch được sử dụng để làm điện thoại tại một cơ sở sản xuất thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Cạnh tranh tất yếu
Trong khi Apple và Foxconn đang thực hiện các chính sách như tăng lương và giảm giờ làm cho người lao động thì họ cũng phải để mắt đến sự cạnh tranh khắc nghiệt tại thị trường lao động giá rẻ tại Trung Quốc.
Ninbo Bird là một trong những nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất Trung Quốc. Cạnh tranh với các các thương hiệu trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy công ty tiến hành xây dựng trung tâm nghiên R&D cũng như tìm kiếm thị trường bên ngoài cho sản phẩm của mình.

Giải thưởng cho nhân viên
Những cá nhân có thành tích cao trong công việc sẽ được khuyến khích và tặng thưởng. Đây cũng là một chính sách cổ vũ và động viên sự cống hiến của người lao động cho sự phát triển của tổ chức.
Ông Terry Gou – nhà sáng lập, CEO của tập đoàn Foxconn phát biểu tại một lễ trao giải thưởng cho người lao động năm 2011 ở khu công nghiệp phức hợp thành phố Long Hoa. Doanh nghiệp đã biểu dương 200 nhân viên xuất sắc.

Theo Hùng Ninh