Bắt bệnh nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Bên cạnh trình độ chuyên môn, nhiều doanh nghiệp còn yêu cầu về kỹ năng khi tuyển dụng nhân viên mới. Bởi họ cho rằng, làm thế có thể chọn ra được ứng viên hội tụ đủ các kỹ năng kết hợp, đáp ứng yêu cầu công việc một cách tối ưu.
Khi tuyển dụng bất kỳ vị trí nào, nhà tuyển dụng đều muốn tìm kiếm những ứng viên tiềm năng, có thể phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự phát triển của công ty. Trong thị trường lao động lắm cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, các công ty thường đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe để tìm được những ứng viên xuất sắc nhất.
Bên cạnh trình độ chuyên môn, nhiều doanh nghiệp còn yêu cầu về kỹ năng khi tuyển dụng nhân viên mới. Bởi họ cho rằng, làm thế có thể chọn ra được ứng viên hội tụ đủ các kỹ năng kết hợp, đáp ứng yêu cầu công việc một cách tối ưu. Vì thế, hiểu rõ khả năng bản thân sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt khi đi phỏng vấn, tăng cơ hội có được việc làm như ý.
Thông thường, nhà tuyển dụng ấn tượng với những điểm sau:
– Có kĩ năng tạo lập tốt văn bản và kỹ năng giao tiếp tốt
– Thành thạo ngoại ngữ (phổ biến nhất là Tiếng Anh)
– Có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả
– Có uy tín và quan hệ tốt với đồng nghiệp
– Tận tâm và đáng tin cậy.
Để tìm ra điểm mạnh của bạn trong các lĩnh vực, người phỏng vấn thường đưa ra những câu hỏi tình huống, để xem bạn hành xử thế nào trong từng trường hợp cụ thể. Gần đây, những loại câu hỏi này đang ngày càng trở nên phổ biến.
Ví dụ như, bạn giải quyết xung đột với đồng nghiệp như thế nào? Nếu bạn là người may mắn, sau khi đưa ra một câu trả lời như: “Tôi chưa bao giờ có một cuộc xung đột nào với đồng nghiệp” để loại bỏ những câu hỏi liên quan khác, người phỏng vấn có thể cho qua. Nhưng một số trường hợp, nhà tuyển dụng vẫn đòi hỏi ứng viên coi như đó là một giả thiết để trả lời. Trong trường hợp bạn đã từng rơi gặp phải những xung đột với đồng nghiệp, bạn không giấu được cảm xúc và thoáng thể hiện thái độ nào đó lướt qua khi nghe nhà tuyển dụng nhắc đến vấn đề này, nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục hỏi sâu hơn. Lúc này, tốt nhất là bạn nên tập trung vào việc giải quyết xung đột và những gì bạn mong muốn trong môi trường mới.
Bạn có thể trả lời: “Tôi đã có những xung đột trong quá khứ. Không có ai là hoàn hảo cả, nhưng khi có những bất đồng nhỏ cần được giải quyết, tôi nghĩ rằng tốt hơn là mình nên hiểu quan điểm của người khác.Vì vậy tôi dành thời gian lắng nghe quan điểm của họ sau đó tôi cố gắng tìm giải pháp mang tính hợp tác cho cả hai…”. Nếu vẫn còn thời gian, bạn nên miêu tả ngắn gọn giải pháp của mình.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng câu trả lời ở trên đáp ứng tối đa bốn trong số năm nhân tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên điều này cho thấy rằng bạn cần chú ý đến người khác, cần giao tiếp, biết cách giải quyết vấn đề, tạo ra quan hệ tốt với các đồng nghiệp.
Quan trọng nhất, vấn đề chủ yếu ở đây là đưa ra câu trả lời trung thực. Hãy tìm ra phẩm chất tốt của bạn, đưa chúng vào câu trả lời một cách phù hợp, và chờ xem điều đó sẽ giúp bạn như thế nào.

Theo Zing