Ông khổng lồ đang “vượt bão”

Ắt hẳn chúng ta đều biết đến bột giặc Omo, xà bông Dove và Lux, kem Wall’s… Đây chỉ là một số trong 400 nhãn hiệu của Unilever, tuy nhiên người khổng lồ hàng tiêu dùng này đang đối mặt với nguy cơ tăng giá trong giai đoạn kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Paul Polman, người vừa tiếp nhận chức Chủ tịch tập đoàn một thời gian không lâu đang đứng trước một áp lực lớn.
Paul là người không chấp nhận khuôn phép, ông có trách nhiệm lớn lao là chèo lái một trong những nhà sản xuất thực phẩm và hàng gia dụng lớn nhất thế giới trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay. Phát biểu tại chương trình các nhà lãnh đạo công ty tại Singapore, ông chú trọng vào vấn đề nguồn nhân lực và những cơ hội mới tại châu Á. Ông là người giàu kinh nghiệm, và là người đầu tiên ngoài tập đoàn tiếp quản Unilever. Trước đó, ông làm việc cho Nestle và trước nữa là 26 năm làm việc cho P&G – một đối thủ của Unilever.
Nhiệm vụ của ông là thức tĩnh gã khổng lồ đã tụt lại phía sau những đối thủ năng nổ hơn, mặc dù có một kho vũ khí sản phẩm hùng hậu nhưng Unilever đã trở thành một vận động viên lớn con nhưng nặng nề và phức tạp. Người tiền nhiệm Polman đã bắt đầu thu gọn tập đoàn khổng lồ này, công việc của Polman là mang đế chế này về nhà tức là Anh và Hà Lan nhưng việc này không hề đơn giản bởi sự suy thoái tài chính toàn cầu.
Trao đổi với CNBC, Polman đã trả lời rất cụ thể và chi tiết chiến lược vượt bão của ông khổng lồ này.
Là người ngoài tập đoàn tiếp quản Unilever, ông có thuận lợi và khó khăn gì?
Điều đó chắc chắn là giúp tôi hiểu hơn về ngành kinh doanh này và có một số kinh nghiệm tại một số công ty lớn như là P&G hoặc là Nestle, tôi cảm thấy dễ dàng hơn một chút để hiểu về thách thức và cơ hội đối với một công ty như là Unilever.
Điều đầu tiên tôi muốn mọi người hiểu được rằng giá cả tăng không phải là nguyên nhân do cuộc khủng hoảng toàn cầu, cuộc khủng hoảng cho phép chúng tôi suy nghĩ những việc chúng tôi cần làm và CEO là một vị trí tốt để đẩy mạnh một số thay đổi.
Ông có nghĩ ông đang làm các nhà phân tích kinh ngạc bằng việc loại bỏ những dự báo doanh thu hàng quí. Trong ngày làm việc đầu tiên ông cắt giảm tiền lương, cắt giảm việc công tác nước ngoài và cho nghỉ việc 1/3 lãnh đạo cao cấp của công ty?
Giữa cao trào của cuộc khủng hoảng chúng tôi lo lắng về cấu trúc chi phí, dòng tiền mà chúng tôi phải bảo đảm công ty phải hoạt động liên tục, chúng tôi cũng đầu tư vào tăng trưởng tương lai của công ty.
Trong một thời gian dài, Unilever được biết đến như là một công ty mà nhân viên có thể làm việc suốt đời nhưng ông đang làm một cuộc cải tổ lớn và kết quả là một số quản lý cấp cao như là giám đốc tài chính, marketing và chi nhánh thực phẩm đã phải rời khỏi công ty. Liệu điều này có dễ dàng để thay thế những vị trí chủ chốt?
Một số người gần đến tuổi hưu đã quyết định tận dụng cơ hội này đó cũng là cơ hội để công ty làm trẻ lại chính mình dù trong bất kỳ hình thức nào thì qui mô của Unilever và một số công ty đối thủ khác không nên phụ thuộc vào mỗi cá nhân riêng lẻ. Chúng tôi rất quan tâm đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài do đó chúng tôi có thể lắp đầy những vị trí chính yếu bằng những người trong nội bộ của công ty.
Ông có hài lòng về đội ngũ quản lý hiện nay?
Khá tốt, nhưng không bao giờ ngừng lại ở đây. Chúng tôi phải chứng tỏ bản thân mỗi ngày không thể sống bám vào những thành công đã qua giống như trong công việc của tôi vậy.
Có 160.000 nhân viên trên toàn thế giới, Unilever có lợi nhuận ròng tăng 26% trong năm 2011 đạt mức 4,5 tỷ euro trong tổng doanh thu 44 tỷ euro, giá cổ phần cũng tăng hơn 30% trong hai năm qua. Tuy nhiên, công việc của ông có vẻ nhiều hơn những gì đã làm được?
Xu hướng hoạt động của Unilever sẽ làm một số khu vực có thể phát triển nhanh hơn vì thế có đủ thách thức làm chúng tôi bận rộn để vượt qua những thời điểm khó khăn như thế này.
Ngay từ đầu ông đã đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức trong việc cắt giảm chi phí kinh doanh tại thời điểm mà giá cả thực phẩm tăng cao do kinh tế suy thoái. Liệu ông có vượt qua cơn bão giá này mà không mất khách hàng?
Rõ ràng vấn đề là ở chỗ cái gì là quan trọng, theo tôi đó chính là sự thúc đẩy tăng trưởng và chúng tôi đang làm như vậy. Năm ngoái, công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khoảng 25 năm vừa qua, chúng tôi cũng khởi động lại năm nay đầy mạnh mẽ khi phát sinh chi phí đầu vào. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ để bảo đảm rằng người tiêu dùng không nhận lấy toàn bộ gánh nặng chi phí này. Vì thế chúng tôi cố gắng bù đắp điều đó bằng chương trình tiết kiệm thông qua việc cải tiến sản phẩm, chúng tôi phải đảm bảo hằng ngày cung cấp giá trị tốt hơn cho người tiêu dùng.
Vậy ông quan tâm như thế nào về khả năng phát triển của châu Á nói riêng khi khu vực này đang cố gắng vượt qua cơn bão giá?
Điều đó rất quan trọng. Có 2 tỷ khách hàng mới từ châu lục này nhiều người châu Á đã bước ra khỏi đáy của hình chóp để tiến vào phân khúc giữa hay còn gọi là giai cấp trung lưu. Đó là một trong những bước tiến vĩ đại nhất đô thị hóa rõ ràng là một phần trong quá trình này. Chúng tôi chắc chắn là sẽ đón những người này ngay từ đầu, nhiều sản phẩm của chúng tôi có giá là 1 tệ hoặc 1 rubi. Đó là lý do sản phẩm của chúng tôi đang có mặt trong một nửa các gia đình trên thế giới hiện nay.
Trung Quốc nói riêng đã và đang kiểm soát rất kỹ việc giá cả leo thang bằng cách đưa ra giá trần cho những mặt hàng thiết yếu, ông có bất kỳ áp lực nào không khi giá cả sản phẩm của ông sẽ tăng giá?
Ở bất kỳ nền kinh tế nào và bất cứ nơi nào trên thế giới cũng phải kiểm soát lạm phát và nếu muốn có được sự thịnh vượng lâu dài phải kiểm soát được tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, đó là một nhiệm vụ bị chi phối bởi nhiều yếu tố bao gồm tỷ giá hối đoái, chi phí đầu vào và chi phí nhân công. Ví dụ, quốc gia vừa đề cập đang lạm phát khủng khiếp, chi phí đầu vào của một số nguyên vật liệu đã tăng gấp đôi vì thế những chi phí này phần nào khách hàng phải gánh chịu nhưng lại một lần nữa Unilever lại cố gắng giảm thiểu sự ảnh hưởng đó ít nhất là lên sản phẩm của mình. Điều này cũng là để nâng cao vị trí cạnh tranh của công ty. Không có một công ty nào như là Unilever hay là đối thủ của Unilever phải gánh chịu tất cả chi phí từ việc tăng giá xăng, nguyên vật liệu đầu vào và nhân công mà không tăng giá bán sản phẩm cả. Nếu điều đó xảy ra trong dài hạn sẽ đánh bật chúng tôi ra khỏi ngành kinh doanh, vì thế chúng tôi cố giảm nhẹ điều đó bằng cách tăng giá nhưng mức ít nhất có thể.
Ngày nay việc tăng giá hàng hóa tiếp tục là một vấn đề lớn trong khi giới đầu cơ đang lái giá cả đi lên. Ông phải làm như thế nào để quản lý sự không ổn định này?
Sự thật là giá thực phẩm đang có xu hướng tăng và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Và ông có phải suy nghĩ lại về chiến lược nguồn lực của mình?
Có chứ, chúng tôi đã làm rất nhiều thứ để giải quyết việc tăng giá. Thật ra tôi đã dẫn đầu đoàn công tác cho G20 để đại diện cộng đồng kinh doanh nói chuyện với tổng thống Pháp, việc làm thế nào để chúng ta đảm bảo an ninh lương thực một vấn đề quan trọng của hiện nay. Chúng tôi nghĩ có một số cơ chế thị trường cần thay đổi. Ví dụ, vòng đàm phán Doha sẽ giúp trợ cấp nông nghiệp ở châu Âu để chúng tôi không gặp tình trạng méo mó của thị trường, trợ cấp dành trợ cấp dự án năng lượng sinh học thế hệ đầu tiên có thể không phải là điều tốt nhất tại cùng một thời điểm lẽ ra cần đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp. Tuy nhiên nhiều quốc gia đang đầu tư ít hơn, thực sự trong vòng 20 năm qua chúng ta nhìn thấy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã đi xuống, chúng ta cần phải có những bước đi bền vững trong lĩnh vực này. Unilever đã đưa thương hiệu Lipton trở thành trà bền vững, chúng tôi hiện đang hướng thế giới đến sử dụng dầu cọ bởi vì chúng tôi biết bền vững rõ ràng không chỉ mang đến năng suất cao hơn mà còn bảo đảm rằng chúng ta có những tài nguyên này cho nhiều năm tới.
Những phương pháp mà ông vừa đề cập đến chắc chắn là cần nhiều thời gian trong khi đó lãi ròng của công ty ông đã bị ảnh hưởng trong 3 quí cuối năm 2011. Lợi nhuận của Unilever đã bị ảnh hưởng như thế nào?
Chúng tôi không điều hành kinh doanh theo chu kỳ một quí 90 ngày. Nếu nhìn vào năm ngoái thì sẽ thấy đây là năm chúng tôi có sự cải tiến toàn diện và chúng tôi đang cố gắng tiến xa hơn trong tương lai.
Vậy tại thời điểm nào thì ông có biện pháp cắt giảm chi phí trở lại?
Không, việc cắt giảm chi phí sẽ luôn luôn tiếp diễn ở bất cứ công ty nào, phải luôn luôn tự hỏi bản thân rằng người tiêu dùng có sẵn lòng chi trả mọi chi phí đó hay không. Người tiêu dùng trên thế giới đang bị tổn thương do khủng hoảng kinh tế, chúng ta phải giúp họ vì thế bạn luôn tỉnh táo việc tái tạo giá trị của sản phẩm đó là điều chúng tôi đang nỗ lực làm và chúng tôi làm tốt hơn đối thủ thì thị phần sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Chính xác là 60% sản phẩm của chúng tôi đang tăng thị phần trên thế giới. Chúng tôi đang cố gắng tiếp tục làm tốt hơn đối thủ.
Một cách gián tiếp hình như ông đang muốn nói rằng ông sẽ hy sinh một ít lợi nhuận để bảo vệ thị phần. Đó có phải là ý của ông hay không?
Chúng tôi đã chọn một phương thức hoạt động kiên định điều đó tốt hơn nhiều để điều hành công ty một cách nhất quán, rất dễ cải thiện lợi nhuận hoạt động bằng cách cắt giảm quảng cáo và khuyến mãi nhưng đó không phải là điều mà chúng tôi muốn làm chúng tôi muốn đầu tư lâu dài cho công việc kinh doanh nhưng điều đó phải được làm theo một đường lối nhất quán vì thế chúng tôi cố ý giữ lợi nhuận ở mức thấp để có thể tiếp tục đầu tư vào dài hạn lại hạnh phúc cho khách hàng của chúng tôi.
Vậy ở thời điểm này loại lợi nhuận nào khiến ông cảm thấy hài lòng?
Chúng tôi tiến vào thị trường nếu mức tăng trưởng lợi nhuận ở đó đạt ổn định từ 0,1 đến 0,2% một năm là hạnh phúc rồi nhưng chúng tôi đang theo đuổi mức ổn định đó cho mức tăng trưởng cao nhất và thấp nhất. Vì thế chúng tôi gọi đó là năm đầu tiên của chu kỳ tăng trưởng, chúng tôi hiện đang ở năm thứ hai, thứ ba cố gắng để đạt được điều đó. Chúng tôi càng làm như vậy chúng tôi càng chiếm được niềm tin của nhà đầu tư.
Rõ ràng ông không thích các nhà đầu cơ vì ông cho rằng họ gây thiệt hại cho kinh doanh lâu dài nhưng từ khi ông trở thành CEO vào năm 2009 ông đã loại bỏ các dự báo lợi nhuận và bản cập nhật lợi nhuận hàng quí cho các nhà đầu tư, kết quả là giá cổ phiếu của Unilever đã sụt xuống?
Tôi không nghĩ nó là mức giá cổ phiếu trong dài hạn và chúng tôi có mặt ở đây là cho dài hạn. Giá trị của công ty sẽ được biểu hiện qua việc công ty đã hoạt động tốt như thế nào dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng tôi không nhìn thấy kết quả từ các bản dự báo lợi nhuận trong chu kỳ 90 ngày, chúng tôi không xây dựng thương hiệu trong 90 ngày, chúng tôi không đưa ra quyết định trong vòng 90 ngày. Chúng tôi tin rằng nếu Unilever tạo ra môi trường kinh doanh hướng tới xã hội và môi trường, cổ đông của chúng tôi trong dài hạn cũng sẽ làm như vậy. Vì thế chúng tôi muốn thu hút các cổ đông có tầm nhìn lâu dài hơn.
Ông muốn xem xét lại danh mục các cổ đông?
Đúng, đó là những gì chúng tôi đang làm. Chúng tôi không chóng lại các nhà đầu tư mà chúng tôi muốn thật là rõ ràng và chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để thu hút một mạng lưới các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái với chiến lược của chúng tôi.
Nhưng cổ đông và các nhà đầu tư hiện nay có chấp nhận chiến lược đó hay không?
Giá cổ phiếu của chúng tôi đã tăng khoảng 40% trong hai năm rưỡi qua, tôi nghĩ con số đã thể hiện khá nhiều về giá trị thật sự mà Unilever đã tạo ra trong ngắn hạn. Và chúng tôi sẽ tiếp tục có kết quả tốt vì chúng tôi tiếp tục làm tốt. Tôi chắc rằng giá cổ phiếu cũng sẽ phản ảnh được điều đó qua thời gian. Tôi không lo lắng về điều đó.
Vậy nếu tôi thử yêu cầu ông cho tôi một bản dự báo lợi nhuận trong 3 tháng tới?
Tôi còn không biết sẽ là như thế nào vì thế chúng tôi sẽ không làm như vậy đâu.
Cám ơn ông.

Theo Ái Mỹ