Năm 2009 ông Scott Price gia nhập vào Walmart trong thời điểm đầy thách thức khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái gây khó khăn cho tất cả các nhà bán lẻ ở Mỹ, châu Á cũng không phải là ngoại lệ. Với vai trò là CEO Walmart tại châu Á, Price đã lèo lái con tàu khổng lồ này vượt qua nhiều thách thức khi kinh tế suy giảm cũng như những tin đốn về bóc lột sức lao động tại thị trường này.
Scott Price rất am hiểu về Châu Á, ông đã dành phần lớn sự nghiệp của mình vào khu vực này. Làm việc cho DHL Châu Á tại Singapore và Coca-Cola ở Nhật Bản và Trung Quốc và bây giờ là Walmark châu Á. Tôi đã gặp gỡ ông Scott Price để tìm hiểu về ngành kinh doanh bán lẻ.
Ông nói đó là ngành kinh doanh rất hấp dẫn, đặc biệt là tại Châu Á?
– Kinh doanh bán lẻ đòi hỏi địa phương hóa, chẳng hạn như chúng tôi phải điều chỉnh cửa hàng ở miền Bắc Trung Quốc khác với phía Nam, quá trình này rất thú vị .
Năm 2007 chúng tôi đã làm nhiều cuộc khảo sát ở châu Á và 70% khách hàng nói là họ đang cắt giảm chi tiêu. Và do đó mặc dù châu Á có vẻ như đã vượt qua, nhưng tình hình cũng bấp bênh.
Có phải suy thoái toàn cầu đã làm cho người tiêu dùng kén chọn hơn không?
Khách hàng tập trung hơn vào giá cả, tôi nghĩ là họ đã chấp nhận các nhãn hàng riêng của siêu thị. Các nhãn hàng riêng của Walmart rất lớn- trị giá hơn 100 tỷ đô la.
Châu Á hiện là khu vực tăng trưởng mạnh nhất đạt doanh thu 16 tỷ đô la một năm. Walmart đã mua lại siêu thị SEIYU ở Nhật, mở hơn 100 cửa hàng ở Trung Quốc trong hai năm qua và bắt tay với Price của Ấn Độ mở các cửa hàng bán sỉ.
Thành lập vào năm 1962 ở mỹ, Walmart là chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ đầu tiên nổi tiếng với chuỗi cửa hàng rộng khắp, Walmart đã làm các nhà bán lẻ nhỏ phải run sợ khi xâm nhập thị trường. Tuy nhiên, Walmart đã xem lại khái niệm cửa hàng lớn, họ mở ra các cửa hàng lớn nhỏ khác nhau.
Cho dù là đại siêu thị, cửa hàng địa phương hay các cửa hàng nhỏ lẻ, Walmart có đủ các mô hình khác nhau. Ông đã quyết định công thức phù hợp để mở rộng trên các thị trường khác nhau ở Châu Á như thế nào?
Phức tạp hơn bạn nghĩ nhiều, chúng tôi phải điều tra về nhân khẩu học ở khu vực đó, nhìn vào mật độ dân số sẽ giúp cho chúng tôi đưa ra một hình thức cụ thể. Thị trường bán lẻ vô cùng cạnh tranh. Ví dụ một cụm với 172 thành phố chúng tôi sẽ hình thành các bản đồ khác nhau cho dù đó là một đại siêu thị hay là một cửa hàng nhỏ hay là một siêu thị địa phương- nơi thích hợp với hình thức mua sắm thông minh dành cho một khu vực nhỏ nhưng có đông dân. Tất cả những hình thức đều có sẵn nhưng phù hợp với mật độ và dân cư.
Ngoài điều tra về nhân khẩu học thì còn phương pháp nào khác để ông phân loại hàng hóa nhằm đáp ứng thị hiếu địa phương ở các thị trường khác nhau?
Trở lại vấn đề trước, chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều trong vòng 15 năm qua. Walmart kỷ niệm 15 năm tại thị trường Trung Quốc vào năm 2011 và đặc biệt khi chúng tôi bắt đầu ở phía nam Thẩm Quyến và tiến về phía bắc Đại Liên rồi xa hơn về phía đông bắc. Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát về thị hiếu của người tiêu dùng và còn nữa…
Quy trình tìm hiểu đã diễn ra như thế nào thưa ông?
Nghiên cứu khách hàng, xem xét doanh số hiện tại về hàng tiêu dùng ở đó có thể không có sự khác biệt nhiều về sản phẩm giầy dép ở châu Á, Châu Mỹ và châu Âu nhưng thực phẩm thì hoàn toàn khác nhau.
Ông Price đã kể ra một số nhãn hàng riêng của Walmart bán chạy nhất ở Châu Á, cuối cùng thì vẫn là vấn đề giá cả , có nghĩa là cắt giảm chi phí bằng nhiều biện pháp?
Với chúng tôi quy mô rất là quan trọng, ví dụ như tại nhật Bản khi chúng tôi tiếp tục cải thiện và phát triển thị phần tại đó thì chúng tôi mở rộng quy mô ở đó. Khi thúc đẩy được hiệu suất thì có thể cắt giảm được chi phí, vì vậy cần phải xác định các chi phí có thể được cắt giảm. Xét về mọi mặt, không chỉ cố gắng thương lượng giá tốt với nhà cung cấp mà còn tự giảm chi phí nữa.
Vậy ông đã làm gì để đưa ra được mức giá thấp?
– Giá thấp mỗi ngày, chúng tôi gọi là EDLC, cũng tương đương là giá như nhau hàng ngày
Chính xác đó là gì vây?
– Giá thấp mỗi ngày đó là bắt đầu với chuỗi cung ứng đó là mô hình cung ứng rất khác nhau ở các quốc gia. Chuỗi cung ứng tại Nhật Bản khác với tại Trung Quốc, Trung Quốc lại khác với Ấn Độ, một thị trường đang nổi và khác với các cửa hàng nơi bạn đang ở miễn là các cửa hàng có hiệu quả .
Làm thế nào để có hiệu quả thưa ông?
Chúng tôi có những chương trình linh hoạt, ví dụ như đào tạo cho nhân viên làm nhiều việc khác nhau. Lạm phát xảy ra ở châu Á trở thành việc đáng lo ngại, chúng tôi bù lỗ lại nhiều khoản đó bằng việc tăng năng suất. Chúng tôi đào tạo những người có khả năng có thể phụ xếp hàng trên kệ. Như thế chúng tôi có thể sử dụng 100% thời gian của họ.
Ông có hài lòng với các chi phí cơ bản ở Châu Á không?
– Hài lòng!
Và ông có muốn cải tiến gì hơn không?
Tất nhiên chúng tôi cải tiến hàng ngày, chẳng hạn như khách hàng tại Nhật, 30% doanh số là người lao động và làm việc bán thời gian, họ cần giá cả thấp hơn. Chúng tôi sử dụng những nhãn hàng riêng và hàng nhập khẩu trực tiếp để tránh tăng chi phí, điều mà các hãng bán sỉ ở Nhật hay phàn nàn. Chúng tôi làm ra rất nhiều thứ để tạo ra giá thấp mỗi ngày tại Nhật, giảm giá 6% cho các mặt hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Ông vừa đề cập rất nhiều đến chuỗi cung ứng, ông đã làm việc cật lực để tăng nguồn cung ứng từ Châu Á để cung cấp cho cả Walmart trên toàn cầu. Ông có các hợp đồng với nông dân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ để mua trực tiếp sản phẩm. Vậy ông đã đào tạo nông dân này những gì để họ đáp ứng được những sản phẩm chất lượng mà ông mong muốn?
Tại Trung Quốc và Ấn Độ, chương trình trang trại trực tiếp rất mạnh mẽ, không chỉ được chính phủ công nhận, được cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ mà còn cải thiện đời sống của nông dân, vì vậy chúng tôi bắt tay vào đào tạo nông dân. Chúng tôi đào tạo những người nông dân làm thế nào để luân canh cây trồng, để sử dụng hạt giống chất lượng tốt nhất,tưới và bón phân đúng cách. Kết quả nhận được là năng suất trên mỗi hecta đã tăng lên. Giờ đây chúng tôi có được những sản phẩm chất lượng cao, những nông dân này đã tăng lên khoảng 20% thu nhập, cải thiện đời sống của mình. Chúng tôi không sử dụng thương lái, do đó Walmark có thể bán những sản phẩm chất lượng cao hơn nhưng với giá thấp hơn cho khách hàng.
Khi tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc, ông có lo ngại về nhãn hàng như là: sản xuất tại Trung Quốc khi một số hàng hóa của Trung Quốc gần đây đã bị triệu hồi vì không an toàn?
– Hơn 95% các sản phẩm Walmart bán tại Trung Quốc là do người Trung Quốc làm tại Trung Quốc và bán cho khách hàng tại Trung Quốc. Chúng tôi không có điều gì phải lo lắng cả, chúng tôi tập trung vào khách hàng lẻ ở Châu Á. Khách hàng Nhật rất cởi mở với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Walmart rất nghiêm ngặt trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, chưa thấy nhiều phản ánh về chất lượng từ phía khách hàng.
Tiền lương tại Châu Á đang tăng lên nhanh chóng, điều đó có ảnh hưởng gì đến Walmark không thưa ông?
– Chủ yếu là các nguồn cung ứng tại châu Á để phục vụ cho chính thị trường đó. Trong trường hợp xuất khẩu sang các thị trường khác tôi nghĩ sự cân bằng chi phí vẫn không thay đổi. Về vấn đề tiền lương tăng cao tại Châu Á và các thị trường đang phát triển, công nghệ sẽ giúp cải thiện năng suất. Vì thế giá sản phẩm vẫn sẽ dễ chịu với người tiêu dùng.
Vậy có nghĩa là ông không gặp bất kỳ vấn đề gì về việc tăng lương?
– Không vấn đề gì.
Có nhiều chỉ trích rằng Walmart thu mua hàng từ nhà cung cấp với giá rất thấp buộc nhiều công ty phải bóc lột công nhân để bù lại. Tại Châu Á Walmart có bị buộc tội như vậy không?
– Tôi nghĩ rằng đó là một tuyên bố sai thực tế, chúng tôi đã tiến hành nhiều nghiên cứu xung quanh tác động lên các doanh nghiệp nhỏ khi Walmart xâm nhập vào một thị trường. Trên thực tế, một viện nghiên cứu ở Mỹ khi công bố khảo sát cho thấy là khi Walmart thâm nhập vào một khu vực thì cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ tăng lên. Vì vậy, Walmart không có bất cứ tác động tiêu cực nào đối với doanh nghiệp địa phương. Chúng tôi đến để đầu tư vào công việc và tìm nguồn cung ứng, các tiếp cận vê nguồn cung ứng được xây dựng rất là nghiêm ngặt. Chúng tôi có những buổi gặp gỡ nhà cung ứng trên toàn cầu theo định kỳ cùng bàn về việc giảm chi phí. Walmart có những chương trình kiểm tra các thiết bị sản xuất nhằm đáp ứng với các quy định của chính phủ sở tại, không chỉ về tiêu chuẩn chất lượng mà còn về mặt môi trường và cả về thực hành lao động. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ sự gian lận hay lách luật nào cả .
Ý của ông là tất cả các nhà cung cấp ở Châu Á của mình không hề bóc lột sức lao động của nhân viên?
– Không hề.
Không ư?
– Không!
Cảm ơn ông!
Theo Minh Tâm