Nền tảng WeSign hoá giải băn khoăn về Hợp đồng điện tử của gần 1000 doanh nghiệp

Gần 1000 doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia hội thảo trực tuyến về hợp đồng điện tử

Trước xu hướng chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế số, hợp đồng điện tử trở thành công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm phương thức duy trì ký kết với đối tác, tối ưu hoá chi phí doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài, hợp đồng điện tử giúp cho doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động hợp tác, ký kết hợp đồng. Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử sẽ trở thành xu thế trong thời gian tới.

Nhằm hỗ trợ các CEO, Trưởng phòng Pháp chế, Kinh doanh, Nhân sự, Hành chính của các doanh nghiệp hiểu “Hợp đồng điện tử là gì? Quy định pháp luật và Quy trình triển khai thực tế của Hợp đồng điện tử cụ thể ra sao?…”, sáng ngày 23/9/2021 công ty Cổ phần MISA phối hợp với Công ty TNHH Luật Asia Legal tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp đồng điện tử – Giá trị pháp lý và quy trình triển khai thực tế”. Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả: Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty Cổ phần MISA ,Ông Lưu Xuân Vĩnh, Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Asia Legal đã giải đáp vướng mắc, lo ngại của gần 1000 khách mời trên toàn quốc quan tâm tham dự.

Gần 1000 doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia hội thảo trực tuyến về hợp đồng điện tử

Trên con đường số hóa Hợp đồng, một doanh nghiệp cần có một công cụ giúp tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng. Việc ký kết này không chỉ cần được đảm bảo sự nhanh chóng, linh hoạt, chính xác mà còn cần cơ chế bảo mật hiệu quả, chặt chẽ và đáp ứng tiêu chuẩn pháp lý.

Chia sẻ về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, Luật sư Lưu Xuân Vĩnh khẳng định: “Giá trị hợp đồng không dựa trên phương thức giao kết của hợp đồng. Không thể phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử chỉ vì thể hiện dưới thông điệp dữ liệu. Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống”

Theo ông Vĩnh, nhiều doanh nghiệp thể hiện sự lo ngại về tính năng bảo mật thông tin doanh nghiệp khi giao dịch qua hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, băn khoăn này được giải đáp khi hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005. Bên cạnh đó, phương pháp xác thực hợp đồng điện tử là chữ ký điện tử, chữ ký số có giá trị pháp lý và đã được chứng thực định danh.

Luật sư Lưu Xuân Vĩnh khẳng định về giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử

Tại hội thảo, ông Lê Hồng Quang cũng chỉ ra thực trạng mà doanh nghiệp đối mặt khi ký kết hợp đồng theo hình thức truyền thống như tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian giao dịch, đặc biệt trong thời gian giãn cách kéo dài. Đại diện MISA mang tới hội thảo giải pháp số hoá hợp đồng, tự động hoá quy trình ký kết hợp đồng với sản phẩm WeSign. Ông Quang cho biết: “Lợi ích ký hợp đồng điện tử tiết kiệm tới 84% chi phí và 90% thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng chữ ký số là tiền đề để chuyển sang hợp đồng điện tử. MISA cũng phát triển giải pháp ký kết trên AMIS WeSign để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới cách thức ký kết, quản lý tài liệu và xây dựng môi trường làm vệc không giấy tờ”

Diễn giả Lê Hồng Quang chia sẻ về lợi ích ký hợp đồng điện tử so với thủ tục ký kết hợp đồng truyền thống

Được biết, giải pháp WeSign – nền tảng ký tài liệu số giúp doanh nghiệp có quy trình triển khai thực tế phù hợp với mọi quy mô đơn vị. Quy trình được thiết lập dựa trên nguyên tắc khắc phục rườm ra từ quy trình truyền thống và bảo mật thông tin chặt chẽ. Mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua Internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với đối tác. Các quy trình đảm bảo tinh gọn, nhắc nhở ký tự động và dễ dàng theo dõi tình trạng hợp đồng.

Quy trình ký kết trên AMIS WeSign

Ngoài ra, người dùng dễ dàng kết nối với các ứng dụng lưu trữ online để tạo và thiết lập các luồng ký kết như loại chữ ký, ghi lại thông tin người ký,… Người ký có thể thực hiện ký hàng loạt tài liệu cùng một lúc với nhiều hình thức linh hoạt. Đặc biệt AMIS WeSign còn được đảm bảo về mặt an toàn bảo mật tuyệt đối khi đáp ứng hoàn toàn về mặt pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật về hợp đồng điện tử và chữ ký số.

Tính năng kết nối chính là điểm nổi bật của giải pháp này. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét hợp đồng, ký kết dễ dàng ngay trên điện thoại hay thiết bị nào dù ở bất cứ đâu. Nền tảng WeSign tương thích với các chữ ký số của tất cả các nhà cung cấp, tích hợp với các phân hệ của MISA AMIS để tối ưu hoá quản trị, tăng tốc độ xử lý công việc.

AMIS WeSign nổi bật với tính năng kết nối linh hoạt, tối đa hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh
Cũng ngay tại buổi hội thảo trực tuyến, MISA đã dành tặng món quà ý nghĩa để đồng hành cùng doanh nghiệp số hoá hợp đồng là giảm giá 20% phí sử dụng nền tảng AMIS WeSign cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia chương trình.

Video toàn bộ hội thảo tại đây

Tìm hiểu thêm về phần mềm và các chính sách ưu đãi tại đây