Liệu trong thế giới kinh doanh ngày nay, sản phẩm đột phá, chiến lược marketing thông minh hay dịch vụ khách hàng vượt trội có phải là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp trở nên vững mạnh ?
Quyển sách mới xuất bản của Adam Lashinsky có tên Inside Apple đã cung cấp cho độc giả những tư liệu hấp dẫn về Steve Jobs cũng như những lựa chọn mang tính chiến lược, những nguyên lý trong thiết kế sản phẩm và những chiến thuật kinh doanh đã đưa Apple trở thành công ty đắt giá nhất thế giới.
Nhưng trong những tư liệu “hậu trường” của Lashinsky về nhà lãnh đạo huyền thoại này, có một câu chuyện về tân giám đốc của Apple – Tim Cook đã thu hút được sự chú ý của Bill Taylor – một nhà báo nổi tiếng đồng thời là đồng sáng lập tạp chí Fast Company. Dựa trên câu chuyện được xuất bản rộng khắp này, Bill đã đưa ra một góc nhìn sâu sắc nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khắp thế giới tạo ra giá trị cho tổ chức của họ.
Câu chuyện được quay ngược về ngày 21 tháng 1 năm 2009, trong buổi hội thảo với các nhà đầu tư về sự nhậm chức của Tim Cook sau khi Jobs thông báo về quyết định tạm nghỉ việc để chữa bệnh của mình. Ngay trong những câu hỏi đầu tiên, theo sự ghi chép của Lashinsky, là sự quan tâm của giới phân tích về việc liệu Cook có thay thế Jobs vĩnh viễn không và liệu công ty sẽ thay đổi thế nào nếu việc đó thực sự xảy ra.
Cook đã không trả lời chi tiết về những vấn đề như sản phẩm hay môi trường kinh doanh mà thay vào đó, ông đưa ra một lời bày tỏ không hề có sự chuẩn bị trước về điều mà Cook cùng toàn thể nhân viên Apple tin tưởng. – “lời nói phát ra như thể được Cook học nằm lòng từ thời niên thiếu”
Cook tuyên bố: “Tất cả chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi tồn tại trên trái đất này để làm nên những sản phẩm tuỵệt vời nhất và điều đó sẽ mãi không thay đổi !”
“Chúng tôi đặt niềm tin vào sự đơn giản chứ không phải phức tạp…Chắc chắn chúng tôi sẽ nói không với việc đưa ra hàng ngàn sản phẩm, thay vào đó, chúng tôi sẽ chỉ thực sự chú trọng vào những thứ chúng tôi thấy quan trọng và thực sự có ý nghĩa”
“Chúng tôi cũng tin tưởng vào sự cộng tác bền chặt và sự tương tác chéo hiệu quả trong đội ngũ nhân sự, những tác nhân sẽ khiến chúng tôi đột phá, sáng tạo hơn bất kỳ công ty nào khác…Và tôi nghĩ rằng dù bất kể ai nắm giữ công việc gì tại Apple, những giá trị trên đã ăn sâu bám rễ trong công ty này và Apple sẽ luôn thăng tiến mạnh mẽ”. Đó chính là lời chốt lại của Tim Cook.
Không quan trọng là bạn bán gì, quan trọng là bạn tin tưởng điều gì ! Bill nhận định rằng nếu có một nhân tố chung giải thích cho việc những tổ chức như – Apple, Southwest Airlines, USAA, Cirque du Soleil, the Marine Corp, Pixar – có thể đánh bai một cách thuyết phục các đối thủ của mình, thì đó chính là việc các cá nhân trong tổ chức, bất kể chức danh hay chức năng, đều hiểu thấu đáo những giá trị cốt lõi của tổ chức, những giá trị giúp các doanh nghiệp đó đứng tách biệt hẳn so với phần còn lại.
Roy Spence, doanh nhân được Bill đánh giá là một trong những “cái đầu kinh doanh” cứng cỏi nhất, đồng sáng lập của đại lý tư vấn quảng cáo lừng danh mang tên GSD&M. Trong quyển sách gây nhiều tranh cãi mang tên “It’s Not What You Sell, It’s What You Stand For” của mình, Spence giải thích về những niềm tin riêng biệt ấn sau những doanh nghiệp xuất sắc mà ông đã từng học tập và làm việc như BMW, Whole Foods Market và Southwest Airlines.
Roy nhận xét chắc chắn rằng tất cả các doanh nghiệp, không chỉ riêng những doanh nghiệp nêu tên ở trên đều được xây dựng dựa trên những mô hình kinh doanh mới mẻ, sản phẩm và dịch vụ xuất sắc cùng như là chiến lược quảng cáo thông minh. Nhưng Spence quả quyết đằng sau những công ty vĩ đại luôn là một quan điểm thực sự – “một lời tuyên bố quyết đoán về những điều khác biệt bạn đang cố gắng đóng góp cho thế giới” – đi đôi với một nơi làm việc luôn ngập tràn năng lượng và sinh khí nhằm biến tuyên bố đó thành sự thật.
Bill Taylor đã viết một bài báo về chiếc lược và văn hoá độc đáo tại ngân hàng Umpqua, một công ty cung cấp dịch vụ tài chính phát triển nhanh tại Tây Bắc Thái Bình Dương đã làm mọi người thay đổi cách suy nghĩ về mô hình kết nối giữa ngân hàng với khách hàng của họ.
Các chi nhánh của Umpqua không giống với bất cứ ngân hàng nào bạn từng tới trước đó, và văn hoá doanh nghiệp được bám rễ trong sự cam kết rằng Umpqua sẽ không chỉ phục vụ hoàn hảo trước những yêu cầu khó khăn nhất của khách hàng mà còn khiến họ được “giải trí” và luôn cảm thấy ngạc nhiên. Lối tiếp cận về kinh doanh cũng như dịch vụ khách hàng này không chỉ dừng lại ở mức chiến lược, mà đó còn là “hệ tư tưởng cá nhân” khiến ngân hàng luôn thấu hiểu điều mình thực sự đang làm.
Bản tuyên ngôn của Umpqua giải thích điều làm công ty trở nên khác biệt chính là “lối suy nghĩ” chứ không dừng lại ở chiến lược đơn thuần “Doanh nghiệp ngay lập tức khiến cả thế giới phải kinh ngạc về việc làm sao một ngân hàng có thể trở thành một phần trong cuộc sống của khách hàng”. “Họ khiến việc kiểm tra tài khoản thú vị như công việc đan len, việc đăng ký khoản vay thoải mái như việc nghe nhạc” Umpqua đã xây dựng nên những thứ chưa từng xuất hiện từ trước đến giờ…
Từ quan điểm của Tim Cook nói riêng cũng như Apple nói chung, hay bài học từ ngân hàng Umpqua, Bill Taylor đã đưa ra 3 câu hỏi quan trọng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp:
Bạn có thể hứa điều gì mà không một công ty nào khác cùng ngành có thể hứa ?
Bạn có thể đưa ra mặt hàng gì mà không một ai khác có thể đưa ra ?
Bạn tin tưởng vào điều gì mà chỉ một mình bạn dám tin điều đó ?
Những tổ chức nào có thể trả lời những câu hỏi trên một cách rõ ràng, quả quyết và thuyết phục sẽ là những kẻ giành được những vinh quang to lớn nhất.
Theo kienthuckinhte