Tuyền đạt và lắng nghe

1. Níu giữ sự quan tâm chú ý của người nghe trong suốt thời gian nói chuyện

Làm cho mọi người quan tâm đến điều mình nói đã khó và để giữ được sự quan tâm đó trong suốt bài nói chuyện còn khó hơn nhiều.Vì thế, bạn phải nỗ lực phát triển kỹ năng truyền đạt thông tin của mình thật tốt để chống lại sự buồn tẻ bằng lối nói chuyện hài hước, song có chừng mực,và luôn cố gắng nhận thức được những vấn đề người nghe quan tâm để đáp ứng mong muốn của họ.

2. Làm mê hoặc người nghe
Một số người có năng khiếu bẩm sinh trong việc thuyết phục người khác,họ có thể mê hoặc chúng ta bằng động tác, cử chỉ hoặc lời nói.Tuy nhiên, bạn cũng có thể rèn luyện được những kỹ năng này. Muốn vậy, trước tiên bạn hãy tạo cho mình:
– Vẻ bề ngoài lịch sự, vì điều đó thể hiện rằng bạn đang tôn trọng người nghe.
– Luôn vui vẻ, mềm mỏng, hòa nhã.
– Chiều theo ý muốn của người nghe. Lưu ý, “Đừng đánh giá quá thấp hoặc quá cao trí thông minh cũng như học thức của họ”.
– Tìm hiểu đủ thông tin về những người đang nghe bạn nói nhằm trình bày, giới thiệu phù hợp với yêu cầu của họ.
– Những lời đề cao lịch sự: “Như một chuyên gia nhiều kinh nghiệm, chắc anh/chị biết rằng…”
– Tỏ ra sẵn lòng giúp đỡ họ.
Dẫn dắt người nghe theo lời nói của bạn

3. Dẫn dắt người nghe
Hãy theo sát người nghe để dẫn dắt họ vào bài giới thiệu của mình, hãy lôi kéo họ bằng cách liên tục đưa ra các câu hỏi và lắng nghe ý kiến phản hồi.Đừng tự biến mình thành “nhà hùng biện” chỉ biết “thao thao bất tuyệt”, mà phải tuân thủ các quy tắc sau:
– Đi đến gần vị trí của người nghe. Minh họa cho bài trình bày của mình bằng những chủ đề quen thuộc với họ, giảm thiểu những chủ đề mới mẻ, không phù hợp.
– Luôn lắng nghe những gì họ nói, kể cả trước khi bạn bắt đầu, trong suốt thời gian và sau khi bạn trình bày giới thiệu.
Người biết cách trình bày sẽ không chỉ truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết tới người nghe, mà còn biết lắng nghe những ý kiến phản hồi.Bằng việc lắng nghe, bạn sẽ biết được thính giả của mình có hiểu được những thông tin mà minh đang nói hay không, những thông tin đó có quan trọng và cần thiết với họ hay không.
Nếu bạn tiếp thu và thực hành tốt các bước phát triển kỹ năng truyền đạt thông tin trên, bạn có thể “sai khiến” bất kỳ người nghe nào làm những điều mà bạn mong muốn.Bạn làm thử xem,và sẽ thấy kết quả sẽ vô cùng kỳ diệu!

Theo Phát triển kỷ năng