Chúng tôi xin giới thiệu 10 chiến dịch marketing gần đây của các nhà tiếp thị lớn và nhỏ. Tất cả đều có chung một thứ đó là: họ đã là bậc thầy trong nghệ thuật thu hút sự chú ý.
Cuộc thi Một tháng trong bảo tàng
Mục tiêu: Thu hút giới trẻ, những người hâm mộ có hiểu biết về web tới Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp, thành phố Chicago.
Chi phí: do những người sử dụng các phương tiện truyền thông quốc gia và địa phương, những người truy cập vào trang web của bảo tàng trả
Vào tháng 07/2010, bảo tàng Khoa học và Công nghiệp của thành phố Chicago muốn làm tăng hình ảnh và tìm nguồn bảo trợ đã hứa nếu ai đó đăng ký thi sống “một tháng trong bảo tàng” (nhưng thực ra là sống trong một căn phòng trong bảo tàng được thiết kế kiểu khách sạn) và cập nhật lên các mạng xã hội Twitter, Facebook, YouTube và Flicker các trải nghiệm của mình sẽ có cơ hội được thưởng 10.000 USD.
Bảo tàng chỉ mong có khoảng vài trăm người đăng ký với các bài luận và đoạn băng hình nhưng thực tế họ đã nhận được hơn 1.500 bài đăng ký trên khắp thế giới. Quá trình chọn ra người thắng cuộc đã thu hút hơn 400 blogs, nhiều gấp đôi so với lượng dữ liệu người hâm mộ trên mạng facebook của bảo tàng và đã lôi kéo được hãng truyền hình và phát thanh địa phương, cùng chương trình “Chào buổi sáng nước Mỹ” của kênh truyền hình ABC và các số giải trí và tin tức quốc gia khác của Mỹ tham gia đưa tin. Cuộc thi đã thành công đến nỗi mà nhà tổ chức đã quyết định thực hiện chương trình thứ hai.
Chương trình “Tủ lạnh khổng lồ” của hãng bia Heineken
Mục tiêu: Thực hiện lại một chương trình quảng cáo quen thuộc để mở rộng chiến dịch đã quen thuộc, dễ nhận diện sang các sự kiện marketing khác.
Chi phí: do hàng triệu lượt người xem YouTube trả.
Nhà sản xuất bia Heineken đã cho phát một đoạn băng hình trực tuyến vào năm 2009 với tên gọi “Tủ lạnh khổng lồ” trong đó ghi lại cảnh một nhóm các bạn gái trẻ nhảy và kêu lên đầy phấn khích khi thấy phòng thay đồ với rất nhiều quần áo và phụ kiện của nữ chủ nhà. Tại một phòng khác, những người đàn ông cũng rất phấn khích khi chứng kiến chiếc tủ lạnh khổng lồ có kích thước như một căn phòng với những kệ dài chứa đầy bia Heineken ướp đá lạnh của ông chủ.
Hãng bia Heineken sau đó đã làm mới đoạn kết của đoạn quảng cáo này. Năm 2010, hãng đã làm một chiếc tủ lạnh có kích thước to như một căn phòng và đem đến các lễ hội bia để hàng đoàn người có thể bắt chước đoạn quảng cáo và tải hình ảnh của họ lên trang YouTube. Công ty cũng tạo ra một đoạn video dài hơn quay cảnh những người đang lắp đặt một chiếc tủ lạnh khổng lồ tại một căn hộ, chiếc tủ lạnh được đặt trong một cái thùng bên ngoài tòa nhà mà không có phương tiện hỗ trợ nào.
Đây là một ví dụ tuyệt vời của việc lấy một ý tưởng tốt nhất và tìm cách làm mới nó theo thời gian. Và chi phí cũng ở mức tối thiểu vì hầu hết công sức đều do các khách hàng thực hiện – những người quay và tải những đoạn thu hình của chính mình lên các trang mạng xã hội.
“Đám đông trên máy bay” của hãng hàng không Đức Germanwwings
Mục tiêu: Thu hút sự quan tâm đối với giá vé máy bay rẻ của hãng hàng không Germanwings.
Chi phí: 400.000 lượt người xem YouTube.
Hãng hàng không giá rẻ của châu Âu- Germanwings đã chứng minh cách mà vài người với một chiếc máy ảnh Flip có thể tạo ra một đoạn băng hình quảng cáo trực tuyến cho hiệu ứng tuyệt vời với tốc độ lan truyền như một loại virus.
Hãng Germanwings đã gài một số hành khách ruột vào chuyến bay tháng 4 năm 2010 của đối thủ cạnh tranh – hãng Ryanair. Hãng Ryanair nổi tiếng trong việc cung cấp các chuyến bay giá rẻ trong phạm vi châu Âu, và cũng mang tai tiếng vì đã thu phí sử dụng toilet của hành khách. Khi các hành khách “gián điệp” này đã ổn định chỗ ngồi trong chuyến bay của hãng Ryanair, các tấm biển các-tông đồng loạt xuất hiện. Một tấm viết “tôi ghét mấy chữ “hãy tự chọn chỗ ngồi!” này”. Một tấm khác viết “Có lẽ chỉ có nhìn ra ngoài cửa sổ là không mất tiền. ” Các hành khách “gián điệp” của hãng Germanwings đã ghi lại những gì đang diễn ra cho đến khi tấm biển cuối cùng xuất hiện “Lần sau, hãy bay với Germanwings.”
Một đoạn quảng cáo vừa nhanh vừa rẻ, có chăng chỉ là vài chiếc vé máy bay giá rẻ của hãng Ryannair và một chiếc máy ảnh Flip.
Sô diễn ánh sáng của Target
Mục tiêu: quảng cáo cho các sản diễn thời trang trong mùa nghỉ lễ và mùa thu năm 2010 và thu hút sự chú ý với các bộ sưu tập thời trang trong tuần lễ thời trang New York.
Chi phí: do 3.000 đi trên phố và 12,6 triệu lượt truy cập tìm kiếm thông tin trên Google trả.
Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với tuần lễ thời trang New York, Target đã thuê một số chỗ giáp mặt phố trong khách sạn Standard của quận Manhattan tại khu phố thời trang Meatpacking District để dựng nên một sân khấu có vũ công và người chỉnh nhạc (DJ) tham gia biểu diễn. Khi mặt trời lặn, đèn tắt. Vừa giật tấm phông trắng để mở màn, 66 vũ công trong trang phục day-glo (một loại trang phục bó sát để dễ di chuyển) vừa múa gần tới chỗ DJ Sam Spiegel trong lúc một màn trình diễn ánh sáng với chùm màu sắc với tên gọi là Close Encounters diễn ra.
Target đã lắp đặt các khán đài trên Little West thuộc khu phố thứ 12 để làm chỗ ngồi cho khoảng 3.000-5.000 người xem tại chỗ, mời những người nổi tiếng đến để khuấy động không khí và quay video, tải lên Web, chụp hình sự kiện để tạo hiệu ứng truyền thông và xã hội tối đa.
Thử thách của MINI với xe Porsche
Mục tiêu: Lôi kéo khách hàng tham gia.
Chi phí: do lượt xem YouTube với mức 6 con số trả;Chi phí ngoài dự kiến: Nhà sản xuất ô-tô Hyundai nhảy vào cuộc chơi.
MINI chưa bao giờ có quảng cáo lớn trên truyền hình. Nhà sản xuất ô-tô Anh quốc do hãng BMW sở hữu đã thống lĩnh toàn bộ thị trường Mỹ từ mười năm trước qua chiến dịch marketing du kích. Mùa xuân năm 2010, giám đốc của MINI, James McDowell đã xuất hiện trong một đoạn băng hình phát trên mạng YouTube trong đó ông đã tham gia một cuộc đua với chiếc Porsche Bắc Mỹ để thử thách chiếc xe này.
Đoạn băng hình xuất hiện cả trên YouTube và trang web của MINI trên đã được quay bằng máy ảnh Flip rồi sau đó được truyền tới cho các bloggers của ngành công nghiệp ô-tô hàng đầu để viết lời quảng cáo.
Và trong thế giới rộng mở của nghệ thuật marketing du kích, công ty sản xuất ô-tô thứ ba, Hyundai đã quyết định tham gia cuộc thi “tốt tự nhiên” này bằng cách tạo một đoạn băng hình thử thách xe ô-tô của hãng MINI trong một cuộc đua. Nỗ lực của Hyundai đã thu hút hơn 50.000 lượt xem và thu hút sự chú ý của giới truyền thông đối với ngành công nghiệp ô-tô, một số người còn cho rằng Hyundai là công ty tiếp thị thành công nhất trong ba công ty.
Chiến dịch nhận thức về sự ấm lên toàn cầu
Mục tiêu: Thu hút sự quan tâm tới vấn đề ấm lên toàn cầu.
Chi phí: do hàng trăm blog và các hãng truyền thông tin tức chi trả.
Các công ty nhỏ có thể học hỏi từ các tổ chức vận động và phi lợi nhuận ở cách chỉ dùng một lượng ngân sách rất nhỏ để tạo ra các chiến dịch rất độc đáo.
Thành phố Vancoucer đã có toa thuốc giải quyết thực trạng nóng lên toàn cầu khi Offsetters, một tổ chức của Canada đã có gợi ý để các công ty và các cá nhân bù đắp lại lượng khí thải carbon, tổ chức này đã đã treo các bè cứu hộ dọc theo các mặt của các tòa nhà, thiết lập các trạm cứu hộ có người gác tại các công viên trong thành phố với biển báo “Có cứu hộ”, và có các áo cứu hộ nhét dưới ghế đá công viên với biển báo tư vấn cho người qua lại.
Điều đạt được: Sự ấm lên toàn cầu không được kiểm soát sẽ làm ngập lụt các thành phố ven biển. Việc thực hiện đã không tốn kém nhiều nhưng đã tạo ra hiệu ứng gây sốc cao thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc gia và địa phương. Và ý tưởng này đã hoàn toàn gắn chặt với sứ mệnh của tổ chức này.
Sự trở lại của Volta Ferrorama
Mục tiêu: Khảo sát thị trường qua một sự kiện truyền thông xã hội để xem liệu một món đồ chơi có đáng sản xuất để cho một thế hệ trẻ em mới không.
Chi phí: thông báo quyết định tái sản xuất một sản phẩm.
Công ty Volta Ferrorama của Brazil muốn sản xuất một chiếc tàu hỏa đồ chơi đã từng bị ngừng sản xuất năm 1989. Công ty mẹ của Ferrorama là Manufatura de Brinquedos Estrela nhận thấy rằng cộng đồng mạng rất mong muốn các nhãn hiệu được yêu thích tiếp tục phát triển và thắc mắc liệu món đồ chơi trên có thể thu hút một thế hệ người mua mới.
Công ty Estrela đã tham gia sự kiện, khuếch đại ý tưởng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, và các phương tiện truyền thông tin tức và cuối cùng đã lôi kéo được hàng chục ngàn người hâm mộ, đạt tới mốc hơn 600.000 lượt xem trên You Tube, tham gia vào mục các ý tưởng thời thượng của mạng Twitter tại Brazil 3 lần.
Nhóm người hâm mộ hàng đầu của Ferrorama đã tổ chức một chuyến đưa một chiếc tàu hỏa đồ chơi vượt 20km với chỉ 110 mét đường ray. Các tình nguyện viên hăng hái di chuyển đường ray qua các dãy phố, các khu mua sắm và công viên để đoàn tàu đồ chơi không bị gián đoạn hành trình. Công ty trên đã quá ấn tượng với các phản hồi vang dội đến nỗi họ đã quyết định tái sản xuất món đồ chơi này.
Các que kem Colgate
Mục tiêu: Quảng cáo cho các sản phẩm của hãng Colgate và tăng cường vệ sinh răng miện chung.
Chi phí: thu được từ việc bán hàng cho công chúng và các vụ mua bán lớn tại các thị trường đang thực hiện chiến dịch quảng cáo này.
Văn phòng tại Thái Lan của công ty quảng cáo Young and Rubican đã có một lời nhắc nhở đầy thông minh với trẻ em. Điều này cho thấy hiệu ứng tốt khi các nhà tiếp thị của nhiều sản phẩm cùng hợp tác để thực hiện một ý tưởng hay. Colgate đã tiếp cận với một nhà sản xuất kem địa phương để sản xuất ra các que có hình dạng giống một chiếc ống kem đánh răng được đặt trong thanh kem. Khi bọn trẻ ăn gần hết que kem, chúng sẽ thấy logo của Colgate và lời nhắc nhở “Đừng quên đánh răng.”
Thông điệp độc đáo của hãng Colgate và một nỗ lực dịch vụ công của một nhà sản xuất kem địa phương đã tạo một cú hích PR cho cả đôi bên.
Quảng cáo trên xe buýt của vườn thú Copenhagen
Mục tiêu: Tìm sự bảo trợ cho vườn thú để thực hiện một cuộc triển lãm đặc biệt mà không phụ thuộc quá nhiều vào các sô quảng cáo tốn kém trên TV, đài phát thanh và quảng cáo ngoài trời.
Chi phí: do 30% doanh thu phụ trội từ những người tham dự chi.
Vườn thú Copenhagen muốn quảng cáo cho triển lãm các loài bò sát mới và tăng doanh số bán vé. Vậy là cần phải quảng cáo? Hoặc là bộ phận marketing của vườn thú sẽ phải sử dụng chức năng sáng tạo của các máy in đồ họa với các tấm giấy dán khổng lồ. Các xe buýt tại thủ đo Copenhagen của Đan Mạch với những tấm giấy gói bọc quanh đã tạo cho người ta cảm giác là chúng đang bị một con trăn khổng lồ xiết chặt.
Phối hợp với các nhà quản lý trong lĩnh vực vận tải trong thành phố để thực hiện một kế hoạch thông minh như thế đã biến những chiếc xe buýt và tàu điện ngầm thành những bảng thông điệp cuôn tròn. Đây là một cách làm rất dễ thực hiện hiện nay đặc biệt là khi nhiều thành phố đang tìm kiếm nguồn thu mới. Và một bảng quảng cáo di chuyển vòng quanh thành phố cả ngày như vậy không khó để thu hút người quan tâm.
Ghi-ta ngoài trời miễn phí
Mục tiêu: Quảng cáo khai trương một đài phát thanh địa phương với chi phí thấp để thu hút giới trẻ có quan tâm đến các chương trình trên các phương tiện truyền thông.
Chi phí: do lượng truy cập hình ảnh quảng cáo trên các trang truyền thông xã hội và các blog địa phương chi trả.
Các chương trình phát thanh từ lâu đã có truyền thống là phát thanh trực tiếp các sự kiện diễn ra tại các địa điểm như các bãi biển, khu mua sắm và địa điểm trình diễn ô-tô. Qua các buổi phát thanh mọi thứ cũng trở nên dễ hình dung hơn với người nghe. Một chiến dịch quảng cáo cho chương trình phát thanh mới trên tần số FM 96.3 ở Glasgow, Scotland đã cho thấy chỉ vài đô-la và một ý tưởng sáng tạo cũng có thể lôi kéo rất nhiều sự chú ý.
Đài phát thanh này đã đặt các giá để đàn ghi-ta trống không tại nhiều nơi trong thành phố dưới một tấm biển có dòng chữ: “Ghi-ta ngoài trời miễn phí. Hãy lấy một chiếc.” Ý tưởng thông minh này đã thu hút sự chú ý ngay lập tức. Ý tưởng này nhằm quảng cáo cho một buổi phát sóng chương trình ghi-ta solo chơi theo phong cách rock ở ngoài trời, còn các thính giả radio có thể thưởng thức chương trình này ngay tại trong phòng ngủ của mình.
Hình ảnh các giá để đàn ghi-ta trống rỗng tràn ngập trên báo chí địa phương, các blogs và các trang truyền thông xã hội cùng với vô số lời bình luận diễn tả cảm tưởng khi nghe chương trình phát thanh mới.
Theo Hocmarketing