Sự công tâm trong quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một pháp nhân – sự minh bạch của doanh nghiệp có được hay không tuỳ vào mục đích của nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp. Để có sự minh bạch cho doanh nghiệp, cần phải có áp lực từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức xã hội, áp lực từ nhà đầu tư, từ tổ chức cho vay, từ tổ chức tư vấn. Tuy nhiên, từng ấy chủ thể tham gia vào chưa đủ. Một yếu tố từ chính con người có đạo đức nghề nghiệp là sự công tâm của nhà quản lý điều hành doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một pháp nhân – sự minh bạch của doanh nghiệp có được hay không tuỳ vào mục đích của nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp.

Sự công tâm với mục đích của doanh nghiệp
Mục đích tiêu chí của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu và bàn đến nhiều nhất của những người thành lập, xây dựng và quản trị, điều hành nó. Nhưng dần dần sau một thời kỳ hoạt động, mục đích đó đã bị biến đổi. Nó biến đổi trước hết là do điều kiện cơ sở theo tính toán không đạt được và người ta không tìm cách khắc phục.
Tiếp đến là do sự tác động của những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng lớn. Sau nữa là do bất lực của người quản trị, điêu hành mà những người này không còn tự trọng, tự bảo vệ danh dự của mình đối với mục đích ban đầu. Và vậy là họ biến báo cáo số liệu các sự kiện để họ điều chỉnh mục đích và khi đó một số mục tiêu thứ yếu, một số không được định ra ban đầu lại trở thành mục tiêu chính. Kết cục tiêu cực cho doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ đây.
Trong trường hợp này, người quản trị, điều hành cần đặt cho mình ba lựa chọn:
Một là, phải công khai tất cả các vấn đề gặp phải và đã ra giải pháp của mình để báo cáo với những người có liên quan, đặc biệt là những người tham gia đặt ra mục đích đó, ví dụ các cổ đông cá nhân đầu tư sáng lập…
Hai là, phải phản đối đến cùng sự tác động làm thay đổi mục đích của những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng xấu.
Ba là, tự nhận mình thiếu khả năng và rút lui khỏi vị trí quản trị, điều hành lúc còn thời gian để khắc phục nó. Nói cách khác, rút lui từ khi nhận biết nguy cơ chứ không đợi đến nguy cơ xảy ra.

Sự công tâm với lợi ích cá nhân
Thường những nhà quản trị, điều hành không định cho mình một lợi ích cá nhân cụ thể trước khi tham gia và quản trị, điều hành một doanh nghiệp cho đến khi có những lợi ích phát sinh cộng với những cơ hội có thể chớp được, khi đó vấn đề công tâm với lợi ích cá nhân trở nên đau đầu cho sự lựa chọn của họ.
Đầu tiên là sự công thần xuất hiện trong tâm trí một cách thường xuyên với lý do mình đã xây dựng để đóng góp, tạo dựng và mình đã hy sinh quá nhiều, mình được quyền hưởng và hưởng hơn người những lợi ích được tạo ra. Tiếp đó là sự đòi hỏi của gia đình, của người thân và sự hưởng lạc của chính mình tạo nên áp lực nhu cầu phải giành được lợi ích đó. Tuy nhiên, họ không muốn công khai nó, không quen dùng. Sau nữa là muốn có đầy đủ nguồn lực hơn, tác động tới xã hội lớn hơn mà một trong những thứ tạo ra đó chính là tài sản tích luỹ.
Sự không minh bạch và nguy cơ suy thoái của doanh nghiệp cũng bắt đầu từ đây. Người quản trị, điều hành cần đặt ra 3 lựa chọn cho hoàn cảnh này để thoát khỏi tình trạng trên:
Một là, đòi hỏi và nêu ra một cách rõ ràng, công khai những gì mình được nhận mà từ đó mình cho là xứng đáng để các bên liên quan cùng thảo luận giải quyết.
Hai là, tự tách mình ra khỏi nhóm một cách danh dự để xây dựng riêng cho mình những công việc, hay là một doanh nghiệp để mình hưởng trọn các lợi ích mình tạo ra.

Có công tâm và dám đứng về sự công tâm mới có sự minh bạch. Có minh bạch mới đưa doanh nghiệp đi tới thành công vững chắc.
Ba là, tự chiến đấu với mình để vượt qua, chấp nhận hưởng lợi dần dần và sau một chút. Công tâm đối với những người có ảnh hưởng quan trọng. Trong quản trị, điều hành, mối quan hệ với những người có thế lực về chính trị, về kinh tế, về thủ tục hành chính… là rất quan trọng, nhiều lúc nó có tính quyết định sự sống còn của một dự án.
Trong bất kể xã hội nào, những người này thường có áp lực trực tiếp hay gián tiếp tới người quản trị, điều hành. Thậm chí họ quyết định vận mệnh chính trị, kinh tế tới người quản trị điều hành. Thực tế đã minh chứng nhiều việc như vậy và hậu quả là nội dung các vấn đề bên trong doanh nghiệp được biến hóa phù hợp với sự ảnh hưởng này. Có lúc, những người này còn bảo trợ cho sự không minh bạch. Trước sự tác động như vậy, người quản trị, điều hành cần chọn 1 trong 3 cách sau để tự thoát mình:
Một là, xác định vị trí quyền lực trách nhiệm của mình là do chính mình tạo dựng lên và coi như không sợ đối với những người có ý đồ áp đặt. Tự chứng minh bằng năng lực và nếu có thì chỉ là sự giúp đỡ giới thiệu chứ không phải do sự nâng đỡ mà có.
Hai là, đặt mục đích của doanh nghiệp lên trên hết và coi đó là trách nhiệm cầm quyền. Đấu tranh đến cùng cho mục đích đó tồn tại, dù rằng cá nhân có sự mất mát quan hệ nào.
Ba là, sẵn sàng từ bỏ vị trí để tìm một công việc khác nếu áp lực đó không làm cho mình chịu đựng nổi. Hãy để cho ai đó có thể thay thế mình, nhưng nội dung trên cần được công khai thông báo để những người liên quan và có ảnh hưởng tới lợi ích được biết.
Công tâm, hai chữ chỉ nội tâm trong mỗi con người để khi đấu tranh với chính mình. Có công tâm và dám đứng về sự công tâm mới có sự minh bạch. Có minh bạch mới đưa doanh nghiệp đi tới thành công vững chắc.

Theo saga