Để hành trình tìm việc không nhiều trắc trở

Khi bắt đầu tìm kiếm công việc, bạn tràn ngập hứng khởi cho một khởi đầu mới mẻ. Nhưng cẩn thận đừng để điều này làm “lu mờ” một yếu tố quan trọng: liệu bạn có phù hợp với môi trường làm việc mới hay không?
Năm yếu tố dưới đây sẽ chỉ cho bạn điều đó:
1. Biết mình muốn gì
Nhiều ứng viên đã đánh giá sai khả năng thích nghi của mình với văn hóa làm việc không quen thuộc, vì họ không có thời gian để đánh giá, xem xét đây có phải là môi trường công sở thích hợp nhất với họ. Hãy nghĩ xem mình có thể phát triển được trong môi trường nào – áp lực hay dễ dàng? Mới mẻ hay truyền thống? Liệt kê một danh sách các giá trị công việc để bạn có thể nhận biết những yếu tố ấy có phù hợp với văn hóa của công ty mới hay không.
2. Thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ
Sẽ không khó khăn gì nếu bạn “phác thảo” bức tranh về môi trường làm việc của nhà tuyển dụng qua lời kể của bạn bè và thông tin trên các phương tiện truyền thông. Trước khi bước vào giai đoạn phỏng vấn, hãy làm bức tranh ấy thêm sâu sắc và chi tiết hơn. Bắt đầu với trang thông tin quảng bá của công ty, sau đó “lướt” qua một vài trang web tin tức và kinh doanh nắm bắt thêm thông tin. Nếu nhà tuyển dụng là một công ty nhà nước, hãy kiểm tra báo cáo hàng năm của công ty đó.
3. Tìm hiểu qua hệ thống thông tin mật
Những nhân viên đã và đang làm việc tại công ty là những người có thể cung cấp cho bạn cái nhìn cận cảnh thực sự giá trị của nhà tuyển dụng. Thậm chí nếu bạn không quen biết ai làm việc ở đây đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dò hỏi từ những đồng nghiệp tương lai lắm chứ. Đã đến lúc mở rộng mạng lưới xã hội của mình rồi.
4. Học hỏi từ buổi phỏng vấn
Chính buổi phỏng vấn là cơ hội tốt nhất để bạn tìm hiểu về môi trường làm việc của nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy xem xét không khí làm việc ở đây ra sao, liệu mọi người tham gia công việc một mình hay theo nhóm, họ có bị áp lực hoặc cô lập hay không? Khi gặp gỡ với nhà tuyển dụng, bạn có thể đưa ra những câu hỏi về văn hóa làm việc tại công ty như “điều gì khiến ngài thích thú nhất khi làm việc ở đây?”.
5. Quan điểm của bạn
Đừng tìm hiểu quá nhiều, vì nếu bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng bị rối trí để đưa ra quyết định. Mặt khác, hãy bày tỏ ý kiến của mình khi cảm thấy không thoải mái về bất kỳ khía cạnh nào trong công việc mới. Buổi phỏng vấn thứ hai sẽ là cơ hội để bạn nói rõ những quan tâm của mình.
Khi bạn thực hiện cuộc khảo sát, đừng vội nghĩ tổ chức này làm việc tốt ra sao mà trước tiên nên tìm hiểu nó có phù hợp với mình không đã. Vì có thể một công ty có môi trường làm việc phát triển, năng động chưa chắc phù hợp với phong cách làm việc của bạn. Do đó, hãy cân nhắc thật ký trước khi nhận lời vào làm bạn nhé.

Theo Careerbuilder