3 sự khác nhau giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo
Hôm nọ, một anh quản lý trẻ có đặt cho tôi một câu hỏi: “Tôi đã đọc rất nhiều về tính lãnh đạo, áp dụng một số ý tưởng, và tôi nghĩ tôi đang lãnh đạo nhóm của mình khá tốt. Nhưng khi nào thì tôi mới biết được là mình đã chuyển từ người quản lý sang một lãnh đạo?”
Lúc đó, tôi không có sẵn một câu trả lời và bởi đây là một vấn đề phức tạp, vì vậy chúng tôi quyết định nói chuyện tiếp vào ngày hôm sau. Tôi nghĩ rất lâu và kỹ, và kết luận bằng ba bài kiểm tra xem bạn đã chuyển từ việc quản lý sang việc lãnh đạo người khác.
“Đếm nhặt giá trị” thay vì “Tạo ra giá trị”
Có thể bạn chỉ đang đếm nhặt các giá trị, thay vì đóng góp một giá trị mới nếu bạn đang quản lý người khác. Chỉ có người quản lý mới đếm nhặt các giá trị; hoặc thậm chí là làm giảm bớt các giá trị bằng cách trói buộc những người đóng góp các giá trị mới. Nếu một người cắt kim cương cứ 15 phút lại bị hỏi là anh ta cắt được bao nhiêu viên rồi, thì qua việc khiến anh ta mất tập trung như thế, ông quản lý đang làm mất đi một giá trị nhất định.
Ngược lại, các lãnh đạo tập trung vào việc tạo ra giá trị, “Tôi muốn anh xử lý việc A trong khi tôi xử lý việc B.” Ông ấy hoặc bà ấy tạo ra giá trị cao hơn những gì mà nhóm của người đó tạo ra, và cũng là một người tạo ra các giá trị giống như nhóm của người đó vậy. Lãnh đạo bằng cách làm gương và lãnh đạo bằng cách tạo cơ hội cho người đi theo là những đặc điểm rõ rệt của lãnh đạo qua hành động.
Nhóm quyền lực và Nhóm của sự ảnh hưởng
Tương tự như việc những quản lý có người cấp dưới và những lãnh đạo có người đi theo, những quản lý tạo ra những nhóm quyền lực trong khi những lãnh đạo tạo ra những nhóm ảnh hưởng.
Cách nhanh nhất để tìm ra bạn đang thuộc về dạng nào là đếm số người không thuộc nhóm bạn phụ trách tìm đến bạn để xin lời khuyên. Càng nhiều người như vậy thì khả năng càng cao là bạn đang được coi như một lãnh đạo.
Dẫn dắt mọi người và Quản lý công việc
Việc quản lý bao gồm việc kiểm soát một nhóm hoặc một tập hợp các bộ phận để đạt được một mục tiêu. Sự lãnh đạo nói đến khả năng gây ảnh hưởng, tạo cảm hứng và cơ hội của một cá nhân cho những người khác để họ đóng góp cho thành công chung. Tầm ảnh hưởng và cảm hứng là những gì phân biệt lãnh đạo với quản lý chứ không phải quyền lực và sự kiểm soát.
Ở Ấn Độ, M.K. Gandhi gây cảm hứng cho hàng triệu người đấu tranh giành lại quyền lợi của mình. Ông ấy đi cùng họ, vai kề vai, để Ấn Độ có thể giành được độc lập vào năm 1947. Tầm nhìn của ông ấy trở thành giấc mơ của tất cả mọi người, và đảm bảo rằng công cuộc giành độc lập của Ấn Độ không bao giờ chùn bước. Thế giới cần những người như ông – những người nghĩ xa hơn những vấn đề trước mắt, những người có một tầm nhìn và gây cảm hứng cho mọi người để chuyển hoá lần lượt từng thử thách thành cơ hội.
Tôi gợi ý cho đồng nghiệp của mình đưa lý thuyết này vào thực tế bằng cách trò chuyện với người trong nhóm của anh ấy. Khi họ không còn thảo luận những nhiệm vụ trước mắt nữa – và nói về những tầm nhìn, mục đích, và tham vọng, đó là khi bạn biết bạn đã trở thành một lãnh đạo.
Theo Harvard Business Review/ YESE