Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam (ước đạt 66,14 tỷ USD – tăng 27,2% so với cùng kỳ).
Ngày 04/11/2013, Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ công bố những số liệu quan trọng về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 10 và 10 tháng 2013.
Tháng 10/2013, cả nước nhập siêu 200 triệu USD, bằng 1,71% tổng kim ngạch xuất khẩu. tính chung 10 tháng, cả nước nhập siêu 18 triệu USD – bằng 0,17% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu khoảng 4,15 tỷ USD. Nếu tính cả dầu thô, khu vực này xuất siêu khoảng 10,1 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực DN trong nước gần 10,3 tỷ USD.
Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 107,97 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này chủ yếu do các mặt hàng công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính và linh kiện. Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm vai trò chủ đạo (ước đạt 66,14 tỷ USD – tăng 27,2% so với cùng kỳ).
Tháng 10, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 11,9 tỷ USD – tăng 15,5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp FDI đạt 7,15 tỷ USD – tăng 26,2%. Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 108,16 tỷ USD – tăng 15,2%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 ước tăng 5,9% so với cùng kỳ. Những ngành có tốc độ tăng cao: chế biên, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (16,5%); SX sợi (9,2%), SX hàng may sẵn (37%)… Những ngành giảm so với cùng kỳ: SX phân bón (15,9%), SX mô tô xe máy (12,6%)…
Những tháng cuối năm, tiêu thụ tăng mạnh đồng thời tồn kho giảm mạnh do các DN sản xuất hàng xuất khẩu trả nợ đơn hàng, nhất là ngành dệt may và giày dép. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời ngày 01/10/2013 tăng 9,7% so với cùng thời điểm nay 2012. Một số ngành tồn kho cao: SX đồ uống (2,6 lần), SX giày dép (19,6%), SX phân bón (16,1%), SX sắt thép (18,4%)… Những ngành có chỉ số tồn kho giảm: SX vải dệt thoi (44,2%), SX xi măng (43,1%)…
Theo Trí Thức Trẻ