Kinh doanh cũng giống như hẹn hò và các doanh nhân cần phải học được sức mạnh của sự thuyết phục để luôn nhận được câu trả lời “Có”.
Ảnh minh họa
Đôi khi rất khó để người khác hiểu tầm nhìn của bạn. Nếu không thể hiểu những điều bạn muốn thực hiện, họ sẽ ngay lập tức nói “Không”. Các chủ doanh nghiệp cần học cách đàm phán để đạt được những điều khoản tối ưu nhất trong mọi trường hợp. Dưới đây là một vài bí quyết cần ghi nhớ:
1. Tăng cường sự kết nối với con người
Đôi lúc, chúng ta quên mất việc nhân cách hóa quy trình làm việc. Điều này có thể gây bất lợi vì không ai muốn cảm thấy họ không quan trọng hoặc không được lắng nghe.
Lais Pontes, chủ tịch kiêm người viết chính tại The Pontes Group, một cơ quan tiếp thị có trụ sở tại bang Florida giải thích rằng: “Đôi khi, chúng ta quên mất việc thêm vào sự kết nối với con người. Hãy nhớ lắng nghe trước khi nói. Sau đó, bạn sẽ có thể giải thích chính xác giá trị của một sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của một bên tham gia”.
“Người đàm phán thành công sẽ tạo ra một tình huống mà các bên tham gia đàm phán đều ra về với sự vui mừng”.
2. Sẵn sàng rời đi
Rời khỏi bàn đàm phán cho thấy bạn coi trọng việc kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp thành công biết khi nào thì việc nào đó không xứng đáng với thời gian của họ. Nếu bạn cảm thấy ai đó đang gây bất lợi cho bạn, bạn cần biết khi nào nên rút lui để bảo toàn cho công ty mình.
Theo Stephanie Abrams và Courtney Spritzer, những người đồng sáng lập của Công ty PR Agency Socialfly có trụ sở tại New York: Có thể hơi khó để rời khỏi một cuộc đàm phán, nhưng đôi khi, điều đó có thể đem lại chính xác những điều bạn muốn. Nếu ai đó thực sự muốn làm việc với bạn, họ sẽ tìm ra cách để thực hiện điều đó.
3. Biết những điều không thể đàm phán được của bạn
Kinh doanh giống như hẹn hò. Trước khi bước vào một cuộc đàm phán, bạn phải biết những điều phá vỡ thương vụ của bạn, hoặc những điều không thể thỏa thuận được về mô hình kinh doanh của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi thì mọi người sẽ luôn đưa ra gợi ý thay đổi những việc bạn đang làm. Đôi khi lời khuyên của họ rất đáng quý, đôi khi thì không.
Abrams và Spritzer giải thích rằng đôi khi các cuộc đàm phán cần sự thỏa hiệp. Hãy thử tìm hiểu xem điều gì là quan trọng nhất đối với người khác và điều gì là quan trọng nhất đối với bạn. Hãy xác định xem liệu có cách nào đó mà các bên đều có lợi, và sau đó sẵn sàng chấp nhận những chi tiết ít gây ảnh hưởng nhất.
4. Làm việc với những người không cố gắng thay đổi bạn
Rahama Wright, người sáng lập nên SheaYeleen, một công ty chăm sóc da có tiếng đã giải thích điều này rất hay: “Quan trọng là phải đàm phán với người thấy được giá trị trong những việc bạn đang làm và coi bạn là một đối tác – chứ không phải là người mà họ có thể lợi dụng được”.
Đặc biệt là khi bạn mới khởi sự và bị lép vế, bạn không thể để mọi người lợi dụng bạn được. Bạn phải luôn nhớ giá trị của mình.
Theo Hoclamgiau/ Entrepreneur