Tương lai có thể đáng sợ – trừ khi bạn là một nhà lãnh đạo đặc biệt, người hiểu được rằng không có gì là vĩnh viễn bất biến và những điều tưởng-chừng-không-thể sẽ xảy ra, luôn luôn là như vậy.
4 tố chất của những nhà lãnh đạo vĩ đại
tầm nhìn khác biệt, nhà lãnh đạo vĩ đại
BÀI CÙNG TAGS
Dù bạn đang lãnh đạo một công ty đang tăng trưởng hay đang giúp con cái quyết định nên học trường nào, thì 7 điều dưới đây có thể giải thích các nhà lãnh đạo vĩ đại đã hiểu về tương lai khác với chúng ta như thế nào.
1. Họ hiểu rằng những điều không thể tưởng tượng được sẽ xảy ra
Trong vòng vài thập kỷ, nước Mỹ từ chỗ chiến đấu toàn diện chống lại Nhật Bản và Đức chuyển sang coi những chiếc xe hơi do những nước này sản xuất là tiêu chuẩn vàng về sự sang trọng. Năm 1980, Mỹ tẩy chay thế vận hội Olympics tổ chức tại Moscow; 10 năm sau đó bức tường Berlin sụp đổ và cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại không phải lúc nào cũng đoán được những thay đổi cụ thể to lớn, và nhanh chóng. Tuy nhiên, họ hiểu rằng những sự đảo ngược – những thứ mà hầu hết chúng ta nghĩ là không bao giờ có thể thay đổi – đều nằm trong quy luật và không có ngoại lệ.
2. Họ hiểu rằng chú lùn David thường đánh bại gã khổng lồ Goliath
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng to hơn và mạnh hơn là những lợi thế trong bất cứ cuộc chiến nào. Đôi khi điều đó đúng, nhưng một điều cũng đúng là những đối thủ nhỏ bé hơn, lanh lẹ hơn lại thường chiếm những vị trí hàng đầu. Hãy nghĩ tới Google hồi giữa những năm 2000, khi công ty này tuyển những kỹ sư giỏi nhất mà họ có thể tìm được và mua lại hết mạng xã hội này đến mạng xã hội khác trong khi News Corp trả 500 triệu đô la để mua MySpace. Và điều đáng ngạc nhiên là mạng xã hội đình đám này được tạo dựng từ một căn phòng trong ký túc xá của trường đại học Harvard.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại không đánh giá thấp lợi thế mà các đối thủ lớn hơn có, nhưng họ hiểu rằng bạn không biết đối thủ sẽ thể hiện thế nào cho tới khi họ thể hiện ra.
3. Họ hiểu rằng một số điều cơ bản sẽ không bao giờ thay đổi
Mọi người sẽ luôn có những nhu cầu cơ bản: thức ăn và nơi trú ẩn, cảm giác an toàn, tình bạn, cộng đồng, giá trị của bản thân và những thứ khác. Ví dụ, khi mọi người viết thư tay hay gọi điện đường dài, gửi email hoặc nhắn tin trên Skype cho những người thân yêu -những việc nhằm tương tác với bạn bè và gia đình. Cách mọi người giải quyết những nhu cầu này đã thay đổi, nhưng chính những nhu cầu này lại bất biến.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhận ra rằng có những điều không thể chắc chắn trong cuộc sống, nhưng nếu bạn tạo dựng một doanh nghiệp giúp đáp ứng những nhu cầu liên tục của khách hàng, bạn sẽ vượt lên trên các đối thủ.
4. Họ hiểu rằng nhân khẩu học ảnh hưởng tới số phận
Có khoảng 281 triệu người đang sống tại Mỹ vào giờ khắc chuyển giao sang thế kỷ mới, giờ con số này đã là 317 triệu. Cách dân số tăng lên và sắp xếp thay đổi theo thời gian, cho ta những manh mối về những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu chúng ta có tỷ lệ phần trăm người cao tuổi thì có nghĩa là một số thị trường sẽ được mở rộng, trong khi những thị trường khác lại mất đi. Hơn thế, sự mất cân đối về thu nhập có nghĩa là các cơ hội để bán hàng với giá đặc biệt cao cho những người rất giàu, và cũng có nghĩa là cơ hội cho những hàng hóa và dịch vụ kinh tế cho số còn lại.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại quan tâm tới sự điều tra dân số.
5. Họ hiểu rằng mọi thứ chuyển động theo chu trình
Cách đây không lâu, tôi đã từng trêu cháu trai của mình vì đã thắt một chiếc cà vạt họa tiết thể thao bé và cổ lỗ như chiếc cà vạt tôi từng đeo trong bức ảnh chụp trong lễ tốt nghiệp trung học. Thời trang đã xoay vòng. Giờ những trang phục có thời lỗi mốt lại trở nên thịnh hành.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu rằng mặc dù đôi lúc khó phỏng đoán khi nào và bằng cách nào mà những kiểu dáng và quan điểm nhất định lại quay trở lại, nhưng chúng sẽ trở lại. Vì vậy, cách hay nhất để phỏng đoán tương lai đôi khi lại là nghiên cứu xem mọi thứ đã được hé lộ trong quá khứ như thế nào.
6. Họ hiểu rằng đám đông không suy nghĩ
Suy nghĩ theo nhóm thường sai hoàn toàn vì có quá nhiều người thuộc những nhóm đó không suy nghĩ. Điều đó cũng giống với khi chẳng ai làm những việc cụ thể để giúp một nhóm chỉ vì mọi người đều cho là có ai đó trong nhóm đó sẽ làm việc đó.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu rằng lý do tệ nhất để làm theo hành động của số đông hay tiếp tục một kiểu hành vi nào đó chính là “mọi người đều làm thế”.
7. Họ hiểu rằng những người tiên phong thường bị vùi dập còn người hoàn thiện ý tưởng sẽ trở nên phát đạt
Mọi người hiếm khi nhớ người đầu tiên đã thực hiện điều gì đó. Thay vào đó, họ nhớ (và đôi khi là tung hô) người đầu tiên thực hiện những điều tương tự nhưng có tích hợp thêm những bài học mà họ rút ra từ những sai lầm của người đi trước. Ví dụ, mọi người đều biết đến anh em nhà Wright (những người đầu tiên thử nghiệm và thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại – chú thích của người dịch), nhưng có ai nhớ tới Otto Lilienthal?
Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu rằng lợi thế của những người đi đầu chỉ là: một lợi thế tiềm tàng. Thường là những người đến sau với ý tưởng đó và hoàn thiện nó mới là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Theo INC/DNSG