Kiến thức quản trị Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Lạm phát thấp hơn, tăng trưởng...

Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn

13
Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) vừa công bố bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô – Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 10/2014 “Quá tốt đẹp để có thể là sự thật? Lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn”. 
Ảnh minh họa

HSBC cho rằng lạm phát toàn phần giảm đến mức 3,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái dù chi phí giáo dục tăng

Bản báo cáo chỉ rõ lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đang hoạt động rất tốt, đạt tăng trưởng 14,1% tính từ đầu năm đến nay. Đây là một kết quả khá ấn tượng nếu xét về lực cầu không mấy sáng sủa trên toàn cầu. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất của HSBC (HSBC PMI) phản ánh khá rõ xu hướng này. Chỉ số đã liên tục tăng trong 12 tháng liên tiếp kể từ tháng 9 năm 2013.
Trong quý 3 năm 2014, lĩnh vực sản xuất đã tăng vượt bậc ở mức 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 1,9 điểm phần trăm vào tỉ lệ tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái của nền kinh tế. Với hàng tồn kho giảm, chúng tôi kỳ vọng sản lượng sẽ tăng cao hơn trong quý 4, phản ánh dự báo của chúng tôi về mức tăng trưởng GDP 6,0% vào quý 4 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong ngắn hạn, HSBC kỳ vọng nền kinh tế sẽ duy trì ổn định. Áp lực lạm phát nhẹ khi nguồn cung thực phẩm dồi dào, lực cầu trong nước yếu, tín dụng tăng trưởng thấp và giá cả xăng dầu thấp.
Trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại của các công ty trong nước đã giảm dần trong khi xuất siêu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao hơn, góp phần ổn định đồng nội tệ và nền kinh tế Tăng trưởng của xuất khẩu giúp bù đắp phần đầu tư chậm lại và nhu cầu lao động tăng.
Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam đạt 93 triệu người vào năm 2014 và 60% trong số đó nằm trong độ tuổi lao động. Cả dân số và và lực lượng lao động đều được dự báo tiếp tục tăng trưởng khoảng 1% mỗi năm đòi hỏi phải gia tăng đầu tư và việc làm để đáp ứng hiệu quả lực lượng lao động hiện có và sắp tới.
Trong trung hạn, Việt Nam cần cải cách thị trường lao động, tài chính, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ để có thể tăng trưởng bền vững. Mức độ kết nối thấp với các doanh nghiệp nước ngoài và tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao kéo dài hiện đang làm hạn chế các lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là trong việc tiếp thu công nghệ. Lấy ví dụ, điện thoại và linh kiện hiện đang là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, chiếm 15,6% tổng xuất khẩu tính từ đầu năm đến nay, từ mức 0% trong năm 2010. Nhưng bên cạnh lợi thế về nhân công rẻ, có rất ít công ty Việt Nam tìm được cách lọt vào danh sách cung cấp linh kiện cho lĩnh vực xuất khẩu máy thu phát cầm tay. Dù vẫn còn các khoản đầu tư không hiệu quả, HSBC tin thời kỳ thâm hụt thương mại liên tiếp của Việt Nam đã qua. Chúng tôi kỳ vọng chính sách của chính phủ sẽ tập trung vào phát triển giá trị các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng hạ tầng cơ sở công thực sự cần thiết và tăng cường cho đào tạo tay nghề kỹ thuật cao. Phiên họp Quốc Hội là một dịp quan trọng để theo dõi cam kết của các nhà làm chính sách đối với cải cách.
Biểu đồ 1 cho thấy sản lượng sản xuất đã tăng kể từ cuối quý 3 năm 2013. Số liệu mới nhất rất khả quan, với đơn hàng xuất khẩu mới và đơn hàng mới đều tăng mạnh. Đơn hàng mới và hàng tồn kho cho chúng ta biết liệu các công ty sẽ cần tăng sản lượng trong tương lai hay không. Hiện tại Việt Nam đang có hàng tồn kho thấp và đơn hàng cao, một thực tế rất lý tưởng. 
Biểu đồ 2 và 3 minh họa tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực sản xuất đối với nền kinh tế của Việt Nam. Trong quý 3 năm 2014, khu vực này tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, và từ mức 9,1% trong quý 2 2014. Phần đóng góp tăng 1,9 điểm phần trăm, tăng từ 1,6 điểm phần trăm một năm trước đây. Trong vài tháng tới, chúng tôi kỳ vọng khu vực này tiếp tục mở rộng, đưa tăng trưởng năm 2014 đạt 5,7%.
Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – châu Âu có thể sẽ được ký kết vào cuối năm hoặc đầu năm 2015, sẽ khiến cho hàng xuất khẩu từ lĩnh vực sản xuất tăng mạnh. Chỉ trong năm nay thôi, xuất khẩu giày đã tăng 24,6% tính từ đầu năm (tháng 1 tới tháng 9), trong khi dệt may tăng 18,6%. Với việc châu Âu dừng các biện pháp chống bán phá giá với hàng giày da của Việt Nam, chi phí nhân công cạnh tranh so với Trung Quốc và triển vọng về Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khiến các công ty chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Trong những năm gần đây, người hưởng lợi về xuất khẩu của Việt Nam là hàng hóa sản xuất, trong khi những hàng hóa nông sản và khai thác mất đi thế mạnh của mình. Gạo, cao su, và than đá đều tăng trưởng âm về giá trị trong năm nay. Với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu cao hơn với tôm từ Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng tăng trưởng hàng thủy sản sẽ chậm lại trong nửa sau năm, từ mức 22% hiện tại, tính từ đầu năm.
Trong khi lĩnh vực sản xuất phát triển ngày càng mạnh mẽ, ngành dịch vụ của Việt Nam dường như chững lại. Mặc dù có sự chuyển đổi mạnh về nhân khẩu học và thu nhập gia tăng, sức phát triển của ngành dịch vụ vẫn đang ở mức thấp do lòng tin người tiêu dùng yếu và tỷ lệ nợ xấu cao trong lĩnh vực tài chính. Tín dụng hạn chế cho khối công ty nhà nước khiến tăng trưởng thu nhập của rất nhiều người lao động Việt Nam chững lại, nhất là ở phía Bắc. Thực tế là các gia đình Việt Nam hoặc đang trả dần các khoản nợ, hoặc bị giảm tài sản do vàng và bất động sản rớt giá, hoặc có ít cơ hội việc làm hơn và những PUBLIC điều này đã khiến họ thắt chặt túi tiền và giảm độ chấp nhận rủi ro. 
Bảng 2 phân tích chi tiết tăng trưởng của ngành dịch vụ. Hoạt động trong các ngành: bất động sản, dịch vụ tài chính-ngân hàng, dịch vụ phục vụ gia đình, bán lẻ đều chậm phát triển. Trừ khi niềm tin người tiêu dùng tăng trở lại, nếu không chỉ có lĩnh vực xuất khẩu là điểm sáng duy nhất của nền kinh tế.
Bảng 4 lý giải tính cân bằng của nền kinh tế trong ba năm qua, trong đó thâm hụt thương mại của các công ty trong nước đã được thu hẹp đáng kể. Trước đây, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu ròng còn các công ty trong nước thâm hụt (tương tự tình hình ở Trung Quốc ). Các công ty trong nước chủ yếu nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước trong khi các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu để tận PUBLIC dụng nguồn lao động rẻ. Thâm hụt thương mại các công ty trong nước rất cao trong những thời kỳ kinh tế phát triển nóng nhất (2008 và 2011). Cũng chính vì thế khi nhu cầu nhập này giảm xuống cũng là lúc cán cân thương mại Việt Nam đạt thặng dư dù chỉ ở mức nhỏ trong ba năm qua. Cũng trong lúc đó, vốn FDI của các công ty nước ngoài chảy vào Việt Nam nhằm tận dụng nguồn lao động, điện, và nước giá rẻ đã làm tăng thặng dư thương mại của họ.
Viễn cảnh kinh tế Việt Nam sẽ ra sao trong ngắn hạn? HSBC kỳ vọng Việt Nam có thể duy trì mức thặng dư thương mại nhỏ nhờ nguồn lao động cạnh tranh, miễn là các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty nhà nước không có những gói tín dụng lớn dẫn tới sử dụng các gói này để nhập siêu và bóp méo cán cân thương mại (khoảng trên 15 tỷ đô la Mỹ). Qua một nghiên cứu về cấu trúc sở hữu thương mại, chúng tôi cũng thấy các công ty trong nước đang mất dần tính cạnh tranh, và vấn đề này cần được giải quyết trong trung hạn. Các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam tạo cơ hội cho các công ty trong nước học hỏi công nghệ mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm và thu nhập cho người dân chưa có kỹ năng ở khu vực nông thôn.
Tuy vậy, nhà nước cũng phải hết sức chủ động đưa ra các chính sách để tối đa hóa các cơ hội đó. Để đạt được điều này, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện bước đầu tiên là giảm đầu tư lãng phí. HSBC không kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt hơn 10% trong năm nay. Lạm phát toàn phần giảm đến mức 3,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái dù chi phí giáo dục tăng. HSBC cũng kỳ vọng CPI trong quý 4 2014 không thay đổi nhiều, đạt 3,7% vào cuối năm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dddn