7 điều nên làm trước khi nghỉ việc

“Sếp, tôi xin nghỉ việc!” có lẽ là câu nói rất nhiều người muốn thốt lên, thế nhưng muốn nghỉ việc cũng phải chọn thời điểm và để nghỉ được việc một cách nhẹ nhàng cũng cần có cách thức hợp lý.


Ảnh minh họa

Có ai từng tưởng tượng mình sẽ đi vào phòng “sếp” và dõng dạc hô lên “Tôi nghỉ việc” rồi quay lưng đi thẳng trong tự hào? Mặc dù vậy, trong thâm tâm mỗi người, bạn biết rõ đây là cách làm hoàn toàn sai.

Nhưng nghỉ việc như thế cho đúng? Ai là người bạn nên kể đầu tiên? Bạn cần thông báo những gì? Có cần phải nói thật lý do bạn nghỉ việc không?

Thay đổi công việc cũng là lúc bạn có đủ kinh nghiệm để nghỉ việc. Theo thống kê của Bộ Lao Động Mỹ, trung bình một người lao động hiện nay sẽ làm một công việc từ 4,6 năm. Theo ông Daniel Gulati, đồng tác giả cuốn sách “đam mê và mục tiêu”: “Mối quan hệ công sở ngày một chặt chẽ hơn, đồng nghiệp sẽ cố gắng tìm hiểu lý do nghỉ việc của bạn nên hướng nó theo cách tích cực hay tiêu cực là do giọng điệu của bạn mà thôi”.

Đồng quan điểm nêu trên, giáo sư Len Schlesinger tại trường Kinh doanh Harvard và đồng tác giả cuốn “Hãy bắt đầu đi” cho rằng: “Kết thúc và bắt đầu như thế nào là một phần rất quan trọng trong một mối quan hệ tốt, người ta thường chỉ quan tâm tới phần đầu khi cố lấy lòng mọi người, nhưng ít ai để ý tới cách mà họ ra đi thế nào để không làm mất lòng người khác”.

Lựa chọn nghỉ việc đồng nghĩa với bạn tự cho mình cơ hội mới, công việc mới, môi trường và thách thức mới. Thế nhưng, quay trở lại vấn đề ban đầu, làm thế nào để nghỉ việc nhẹ nhàng, không suy tư. Dưới đây là một số cách để bạn thực hiện nó.

1. Hãy thoải mái với thời gian của mình

Ông Schlesinger cho rằng: “Chấm dứt công việc tại một tổ chức dưới 2 tuần kể từ ngày thông báo là điều không hay chút nào. Nếu như bạn chưa có lịch hẹn với công ty mới hay tổ chức mới, làm việc tiếp tục tại công ty cũ trong khoảng thời gian dài hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích… Những người có vị trí càng cao càng tốn nhiều thời gian làm tiếp trước khi nghỉ. Đơn giản vì việc bàn giao sẽ tốn nhiều thời gian hơn và mọi người sẽ có thêm thời gian để chia sẻ hay giải đáp những thắc mắc của bạn”.

Nhưng ngược lại, thông báo quá sớm và quá nhiều với các thành viên trong công ty sẽ mang lại nhiều sự tách biệt cho bản thân. Ví dụ như bạn sẽ nghỉ trong 3 tháng tới, đừng nói nó luôn, hãy giữ nói lại trước thời điểm muốn nghỉ khoảng hơn 1 tháng, bạn vẫn sẽ được mời đến các nhóm công ty mà không bị xa lánh bởi đồng nghiệp.

Nghỉ việc quá sớm, công ty sẽ không bố trí kịp nhân sự thay thế, quá trình bàn giao công việc chưa xong trong khi nghỉ quá muộn các đồng nghiệp sẽ thường xuyên hỏi bạn câu hỏi tương tự như: “Sao vẫn ở đây? Tưởng nghỉ cơ mà?”.

2. Hãy thổ lộ với sếp đầu tiên

Một khi quyết định nghỉ việc, người đầu tiên bạn cần nói là quản lý trực tiếp của bạn. Để những đồng nghiệp khác nói với sếp rằng bạn sắp nghỉ là điều không hay, khi đã tiết lộ ý định của mình, bạn sẽ không còn khả năng kiểm soát nhiều nữa và đôi khi nó có thể ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân.

Các chuyên gia bên trên khuyên rằng bạn giữ bí mật này càng lâu, càng kín sẽ càng tốt hơn cho bạn. Mục đích cuối cùng là giữ hình ảnh bản thân nên hãy nói với sếp bằng cách riêng tư nhất (email chẳng hạn) để tránh những con mắt nhòm ngó xung quanh.

3. Sống lối sống “tàng hình”

Khi bạn dần tách biệt khỏi công việc cuối, đừng cho mọi người thấy đích tới tiếp theo. Đừng cập nhật công việc mới lên mạng xã hội khi vừa mới nghỉ việc, các đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn mất đi những người từng kề vai sát cánh, vào sinh ra tử cùng bạn khi thực hiện những đầu việc khó.

Mặc dù vậy, nếu như ai đó hỏi bạn sẽ chuyển đi đâu, làm gì và bạn không có gì phải giấu diếm, đừng ngại nói thật về những dự định của bạn, cách thức này sẽ giúp đồng nghiệp hiểu bạn hơn và lưu giữ được mối quan hệ quan trọng mà bạn sẽ cần tới trong tương lai này.

4. Đừng “chém gió”

Cái dở của dân văn phòng có lẽ là buôn chuyện và hay thổi phòng mọi việc. Bạn nghỉ việc, được rồi, những bạn nói với mỗi đồng nghiệp một lý do khác nhau. Điều này khiến sếp cùng đồng nghiệp đánh giá thấp bạn, hãy học theo cách của những chính trị gia nổi tiếng, nếu có một câu chuyện hãy kể thật, nếu không thể kể thật đừng vẽ nó thành câu chuyện khác, nội dung sẽ chỉ có 1 và chỉ 1 mà thôi cho dù có chia sẻ với bao nhiêu người đi chăng nữa.

5. Có trách nhiệm

Cho dù bạn có nghỉ việc vì lý do nào đi chăng nữa, đừng bỏ bê tất cả, hãy bàn giao đầy đủ, hoàn thành các đầu việc còn dở dang. Mục đích để cho đồng nghiệp cùng sếp thấy bạn là một nhân sự chuyên nghiệp, bài bản. Hãy cho họ thấy được nét tốt đẹp về bạn và từ đó bạn sẽ được lưu truyền như một nhân viên tốt nghỉ việc chứ không phải là một kẻ kém cỏi, thiếu trách nhiệm.

6. Thể hiện sự chân trọng

Dù bạn đang vui sướng vì được nghỉ việc, bạn cũng cần giữ cho mình suy nghĩ trân trọng vị trí cũ, đồng nghiệp cũ. Có thể bạn nghỉ việc vì những lý do thật thậm tệ trong công ty, nhưng đừng làm nó ảnh hưởng tới tình đồng nghiệp. Khoảng thời gian đã làm việc chẳng phải mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp? Hãy chân trọng những điều tốt đã trải qua, mọi người xứng đáng nhận được nó.

Với những người bạn thân trong văn phòng, hãy dành cho họ một tấm thiệp, quà chia tay hay thậm chí là một bữa ăn để ôn lại kỉ niệm xưa. Mặc dù vậy với những người phản hồi không tốt về việc bạn nghỉ, đừng quá bận tâm tới họ vì dù sao bạn cũng sắp nghỉ thành công, không đáng bỏ thời gian cùng công sức để thuyết phục những người không hiểu chuyện.

7. Cẩn trọng với màn tra khảo trước khi nghỉ việc

Trước khi nghỉ việc, sếp hoặc lãnh đạo sẽ hỏi bạn những câu hỏi về công ty, những thứ chưa ổn, tại sao bạn thấy tập thể này không phù hợp với mình… Mặc dù vậy, đừng dại dột mà kể hết những điều này với sếp, bạn có chắc rằng sếp sẽ không kể với ai hoặc không ai biết về những điều bạn vừa mách lẻo?

Thêm vào đó cho dù bạn có giải thích đến năm sau, những tồn tại trong công ty vẫn không được giải quyết. Hãy cung cấp cho sếp những thông tin tổng quát, đừng nhắc tới các cá nhân trong công ty và cũng đừng có buổi nói chuyện tình cảm với sếp để rồi bị moi sạch thông tin.

Theo Trí Thức Trẻ/HBR