Khi đam mê không khớp với năng lực: đừng theo đuổi ước mơ

Chắc có lẽ trong lúc rối ren không biết mình sẽ lựa chọn ngành học gì, hay không biết mình sẽ trở thành ai trong tương lai, các bạn sẽ nhận được lời khuyên như thế này: hãy theo đuổi đam mê của mình!
Ảnh minh họa

Đây là dịp các bạn trẻ thi xong đại học, và cũng là dịp họ lựa chọn con đường đi trong đời của mình. Chắc chắn, ai cũng đã chọn cho mình ngành học yêu thích hoặc ngành học mà mình đã mơ ước từ rất lâu rồi. Dù đã có lựa chọn nào đi nữa, thì tôi cũng xin chúc mừng các bạn đã hoàn thành xong kỳ thi, và chúc các bạn may mắn trong đường đời còn dài phía trước.

Chắc có lẽ trong lúc rối ren không biết mình sẽ lựa chọn ngành họcgì, hay không biết mình sẽ trở thành ai trong tương lai, các bạn sẽ nhậnđược lời khuyên như thế này: hãy theo đuổi đam mê của mình!Cá nhân tôi thấy lời khuyên này xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ báo chí,sách vở cho đến những người nổi tiếng. Họ luôn khuyên những câu như “hãy theo đuổi đam mê và bạn sẽ thành công” hay “đừng để ai ngăn cản đam mê của mình” hay “hãy làm những gì mình thích” khi được hỏi vì sao họ đã trở thành người thành đạt như thế này.

Tất nhiên, tôi không nói rằng những lời nói của họ không có giá trị,tôi hiểu sự khích lệ bằng lời nó có giá trị và ý nghĩa không nhỏ. Nhưng bạn có nghĩ rằng bạn sẽ tin lời một người khuyên bạn đừng từ bỏ ước mơ, mà lại không biết rõ ước mơ của bạn là gì?

Tôi sẽ lấy ví dụ chương trình Vietnam Idol, mỗi năm, hàng chục ngànngười đến tham dự cuộc thi âm nhạc tầm vóc quốc tế này với hy vọng họ sẽbiến ước mơ trở thành ca sĩ của mình thành hiện thực. Nhưng mọi chuyệnlại không hề đơn giản như thế, đa số họ đều ra về và chấp nhận một sựthật không mấy dễ chịu: họ không có khả năng âm nhạc. Vấn đề lớn ở chỗ đam mê của họ không khớp với năng lực họ đang có.

Điều tôi nói ra sẽ là một sự thật đắng lòng, nhưng việc bạn đam mê không có nghĩ rằng bạn sẽ thực hiện giỏi việc đó. Tương tự, nếu bạn tốt nghiệp một ngành học bạn đã chọn cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ chọn được công việc trong mơ của mình.

Công việc mơ ước, sẽ chỉ mãi là “mơ ước”. Việc bạn cảm thấy vui vẻ vàhạnh phúc với một công việc nào đó thực ra sẽ không liên quan mấy đếncông việc cho lắm. Ví dụ như một ông chủ của công ty dọn hầm cầu tại Mỹvà là một triệu phú từng dí dỏm chia sẻ bí quyết thành công của mình nhưsau: “Tôi đi khảo sát thị trường và phân tích những công việc mà mọingười đang tìm kiếm nhiều, sau đó tôi chọn một công việc hiếm ngườitheo đuổi, và thế là tôi thành công, tôi nhận thấy tôi có đam mê về…phân của người khác“.

Lí do đơn giản họ thành công là vì họ theo đuổi những cơ hội, và nắmthật chặt những cơ hội có thể chỉ xảy ra một lần trong đời đó. Hiện tại,hàng triệu cử nhân và tiến sĩ mới tốt nghiệp đang tìm kiếm việc làmtrong những ngành phổ biến, vì dụ như sales, marketing, kế toán, kiểmtoán, v.v… có nghĩa rằng cơ hội nhận được việc làm tốt của mỗi ngườirất nhỏ. Ttrong khi đó ở Mỹ, mỗi năm những nhà tuyển dụng đã rất đau đầuvì họ không tìm được nhân lực đủ trình độ chuyên môn cho khoảng 5,8triệu vị trí khác nhau.

Khi bạn theo đuổi đam mê của mình, bạn đã lỡ mất thời gian của mìnhcho nhiều cơ hội khác nhau, có thể những cơ hội ấy chỉ xảy ra một lầntrong thời gian ngắn. Điều quan trọng là bạn phải biết mình đangở đâu, năng lực thực sự của mình là gì, liệu đam mê của mình có khả thivà có giúp ích được bản thân hay không?

Tôi không phủ nhận đam mê không quan trọng. Thực tế nó rất quan trọngtrong cuộc đời mỗi con người, vì nó là động lực để chúng ta theo đuổi,để thỏa mãn mục tiêu sống của chúng ta. ý tôi muốn nói với các bạn trẻrằng: đừng theo đuổi một cách mù quáng những đam mê của mình,hãy thực hiện tốt những gì mình giỏi trước, sau đó theo đuổi đam mê saunếu đã vững chân trong cuộc đời.

Hãy tạm hoãn việc theo đuổi đam mê, nhưng vẫn luôn giữ nó bên mìnhvì biết đâu một ngày nào đó bạn thành công, bạn sẽ thực hiện được đammê thì sao?

Theo Genk/Trí thức trẻ