Trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn” cho tốt?

Trong câu trả lời bạn cần chú ý đến kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích, rèn luyện, học vấn và sự phù hợp văn hóa.


Ảnh minh họa

Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong các cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn biết nhân viên tương lai của mình liệu có thực sự phù hợp một cách đáng tin cậy nhất.

Vậy tại sao phải quá lo lắng với câu hỏi này? Một phần là do bạn không thể trả lời một cách gian dối. Bạn vừa phải liệt kê chi tiết và chính xác những điều bạn có thể làm tốt hơn các ứng viên khác. Bạn cũng phải nói được cho họ biết giá trị của những gì bạn có.

Một điều cần nhớ là nhà tuyển dụng đang liều lĩnh tuyển những người có nguy cơ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của họ. Câu hỏi này chính là để giúp bạn chứng minh sự tự tin và đưa ra bằng chứng thể hiện mình là người phù hợp nhất.

Tìm ra điều họ muốn

Đầu tiên bạn cần phải nghiên cứu một chút. Bắt đầu bằng việc đọc các mô tả công việc, sau đó xem kỹ từng dòng. Có thể họ viết yêu cầu các kỹ năng mềm như linh hoạt, chỉ số EQ cao trong khi đó thực sự thì họ cần người dễ thích nghi và chủ động trong công việc, hoặc một người biết thấu hiểu người khác.

Khi giải mã một số thuật ngữ trong mô tả công việc, bạn có thể biết được về kinh nghiệm và kỹ năng cần thể hiện trong buổi phỏng vấn. Tiếp theo, hãy ngó qua báo cáo quý, website, thông tin về công ty hay ngành đó. Bạn sẽ biết rõ về nhu cầu của công ty, có tầm nhìn về công việc,…. Tiếp theo là tìm hiểu về văn hóa công ty, xem liệu có phù hợp với chính bạn hay không.

Khi đã có hiểu biết đầy đủ, hãy tự tin điều chỉnh câu trả lời cho buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để chứng minh rằng bạn đã nghiên cứu và quan tâm về công ty, tăng cơ hội bạn sẽ nói được những gì nhà tuyển dụng muốn nghe.

Chất lượng hơn số lượng

Trong câu trả lời bạn cần chú ý đến kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích, rèn luyện, học vấn và sự phù hợp văn hóa.

Hãy trả lời một cách ngắn gọn. Bạn sẽ làm mất sự chú ý của họ nếu sử dụng nhiều hơn 3 hay 4 ví dụ bao quát những vấn đề trên. Bên cạnh đó, có thể bạn còn muốn giữ vài điều để trả lời cho những câu hỏi sau này.

Kinh nghiệm và rèn luyện — Bắt đầu, hãy dùng kinh nghiệm của mình để vẽ ra bức tranh tổng thể rằng bạn có đủ những kiến thức để thành công. Ví dụ họ muốn tuyển quản lý dự án và bạn có kinh nghiệm này rồi, đó là lý do họ đang phỏng vấn bạn. Sau đó, hãy nói cụ thể hơn, áp dụng kinh nghiệm của mình vào ngành, vai trò hay vấn đề cụ thể mà bạn biết công ty đang có.

Thành tựu – Người sử dụng lao động luôn thích những thành tựu được định lượng để minh chứng rõ ràng liệu bạn có phải ứng cử viên sáng giá không. Nếu có thể, hãy đưa ra những con số liên quan như bạn từng quản lý 24 người, đưa doanh số tăng trưởng 150% hay hoàn thành 9 dự án thành công với các khách hàng A, B, C.

Kỹ năng và sự phù hợp văn hóa – Nếu bạn có những kỹ năng mềm phù hợp với văn hóa công ty, hãy đưa ra một số ví dụ về thời gian bạn thể hiện chúng. Chú ý đến những điều họ cần, ví dụ như một người sống có trật tự, một lãnh đạo tuyệt vời hay một người luôn quan tâm đến các giải pháp sáng tạo cho mọi vấn đề.

Phản ứng

Dù cho bạn tìm hiểu nhiều thế nào thì cũng có thể bỏ lỡ vài thứ, đặc biệt là khi công ty không công khai một phần công việc vì lý do nào đó.

Nghĩ trước về tất cả những kỹ năng và kinh nghệm mình có để sẵn sàng cho một loạt những ví dụ tuyệt vời. Những gì bạn đã trải qua là nguồn lực tốt nhất bạn cần chuẩn bị để trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng.

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng của buổi phỏng vấn việc làm. Lắng nghe thật cẩn thận những điều họ nói với bạn, bạn sẽ biết họ cần biết điều gì từ bạn.

Lưu lại điều gì đó đặc biệt

Để có thể nổi bật giữa đám đông, bạn cần đưa ra những điều người khác không có. Dù cho bạn có khả năng lập trình trong khi ứng tuyển vị trí marketing hay là thông thạo một ngoại ngữ có thể giúp đội ngũ bán hàng tiếp cận một thị trường mới nổi. Hãy cố hoàn thành câu trả lời với sự ấn tượng, có liên quan và thú vị.

Câu hỏi là một cơ hội tuyệt vời khiến bạn khác biệt so với những người còn lại, do vậy, đừng quá lo lắng với câu hỏi này.

Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur