Giáo dục truyền thống luôn đề cao tính tương tác giữa giáo viên và học sinh. Nhiều năm qua, điều đó được báo chí mô tả giống như trận chiến mà ở đó giáo viên là người cầm kiếm chỉ huy còn học sinh là binh lính răm rắp nghe lời. Thế nhưng với những biến chuyển chóng mặt của thế giới, phải chăng, đã đến lúc bố cục trận đánh cần thay đổi?!
Ảnh minh họa
Những con đường cũ
Sơ đồ “Giáo viên – kiến thức – học sinh” dường như là mẫu số chung của giáo dục Việt Nam trong hàng chục năm. Điều này thực ra không xấu, nó định hình một ý tưởng rõ ràng, chỉ ra cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc triển khai và định hướng. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là thế thì giáo dục đã không được coi là cuộc chiến, và thật tình cờ đằng sau bước đi đầu tiên đó còn quá nhiều vấn đề khiến người ta phải nói tới.
Cho đi và kỳ vọng nhận lại
Cho đi và kỳ vọng nhận lại
Cho đứa trẻ một miếng cá, kỳ vọng chúng sẽ làm một đĩa cá rán, nhưng khi chúng làm cá kho thì lại không được ghi nhận? Vì sao? Cá nào mà chẳng là cá?
Một cách công bằng, xã hội hiện nay là cuộc chạy đua của các gia đình vào Đại học top đầu trong nước và quốc tế. Tương lai của những “bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân….” được chuẩn bị gấp gáp hơn bao giờ hết. Theo một thống kê mới nhất, cứ 5 đứa trẻ sinh ra thì quá nửa phải chịu áp lực học tập nặng nề đến hết năm 18 tuổi (tư liệu chính xác là 3.5/5). 20% học sinh nam bị rối loạn tâm lý học tập và con số này ở nữ là 10%. Chúng được dạy dỗ quá nhiều, kỳ vọng quá nhiều, không được tự tay nhào nặn ước mơ “cá kho” của mình, nhưng lại mang trong mình trọng trách phải làm “cá rán”. Mọi thứ trở nên thiếu tự nhiên, tuổi thơ của những đứa trẻ thiếu tự nhiên, tư duy thiếu tự nhiên và vô hình chung tạo nên một xã hội thiếu tự nhiên bởi những động lực chắp vá.
Trong tương lai, Cách mạng giáo dục mang tính “toàn cầu” là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Ở đó người ta muốn xây dựng những con người được gọi là “Công dân toàn cầu”, chính vì thế, việc giáo dục với tư duy cũ mang định hướng cá nhân, gò ép sẽ là điều không được đón nhận.
Không ai đứng mãi dưới mưa
Coi giáo dục là một trận chiến, nó sẽ là trận chiến. Thế nhưng nếu nghĩ nó là một con đường dài mà bất cứ ai cũng phải đi qua, chinh phục và tận hưởng, nó sẽ đơn giản hơn, thành quả tận hưởng cũng sẽ xứng đáng hơn rất nhiều. Và trong tương lai nếu cả thế giới rẽ lối, bạn cũng nên rẽ. Bởi giáo dục không nên là một con đường mòn, nó phải là sự thay đổi nối tiếp để tìm ra những hướng đi hiệu quả hơn.
Cùng với chuyên gia Tư vấn Đào tạo Mohan Dhall (Australia), Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam đã đưa ra thông báo mới nhất về phương pháp giáo dục định hướng cho trẻ em: “Sơ đồ học tập nên được ưu tiên và thay thế là Giáo viên – định hướng – học sinh – kiến thức. Nghĩa là học tập và việc tiếp cận kiến thức thế nào là hoàn toàn do các em học sinh chủ động. Điều này xóa bỏ rào cản và áp lực học tập cho trẻ, cho các em một bầu trời tự do thoải mái vẫy vùng và tìm kiếm. Chính các em mới là người có thể tìm ra con đường phù hợp nhất cho mình dưới định hướng của gia đình và nhà trường. Học chủ động (learning active) cũng tập cho trẻ thói quen tự giác, chủ động. Chủ động trong suy nghĩ, hành vi, hiểu và chịu trách nhiệm đến cùng với những lựa chọn của mình.
Mỗi năm học mới bắt đầu, tiếng trống khai trường vang lên mang theo ước mơ và hoài bão, đừng để nó biến tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thành nỗi ám ảnh với sách vỡ, kiến thức và những kỳ vọng.
Một năm học mới lại đang cận kề, kéo theo lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ về đĩa “cá rán” của mình và ước mong “cá kho” thực sự của mỗi đứa trẻ. Có thể việc để trẻ chủ động tìm kiếm kiến thức chưa hẳn thuyết phục được nhiều người, nhưng cứ nhìn vào kết quả.
Theo Báo đầu tư