Hôm ngày 10/4, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã có buổi công bố báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2017. Trong đó, nông nghiệp là chìa khóa thúc đầy tăng trưởng và cho phép Việt Nam vươn lên vị thế quốc gia có thu nhập trung bình cao chính là nhân định chủ đạo trong báo cáo này.
Báo cáo dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018, nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch.
Báo cáo cũng ghi nhận rằng những mức kỷ lục được duy trì trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy ngành chế tạo trong nước, đồng thời giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam ngay cả khi dòng thương mại khu vực và toàn cầu tiếp tục suy giảm.
Đồng thời, tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh của Việt Nam, được dự báo tăng gấp đôi so với hiện nay lên 33 triệu người vào năm 2030, cũng sẽ giúp tăng tiêu dùng cá nhân và thúc đẩy thương mại bán lẻ.
Điểm nổi bật nhất, báo cáo cho rằng Việt Nam vẫn thiếu những yếu tố cần thiết để đạt được vị thế nước có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Đặc biệt theo ADB, để bổ sung, yếu tố nông nghiệp sẽ đóng vai trò hàng đầu.
Về ngành này, ADB nhấn mạnh rằng khu vực này tiếp tục tăng trưởng chậm hơn so với phần còn lại của nền kinh tế Việt Nam, qua đó đã làm giảm đà tăng trưởng chung.
Trước đây, nông nghiệp đã từng là động lực quan trọng đối với tăng trưởng và giảm nghèo tại Việt Nam khoảng 20 -30 năm trước. Việc dỡ bỏ rào cản thương mại và sản xuất hợp tác xã vào cuối thập niên 1980, đầu 1990 đã khuyến khích tập trung nguồn vốn con người và vật chất vào ngành nông nghiệp, thúc đẩy sản lượng tăng cao.
Tuy nhiên, công cuộc đổi mới ngành nông nghiệp trước đây chỉ phát huy tác dụng được một lần, và không có tác dụng nhiều trong việc cải thiện năng suất canh tác trên mỗi người lao động. Do vậy, kể cả 20 năm sau đổi mới, Việt Nam vẫn là nước có năng suất lao động ngành nông nghiệp thấp nhất trong khu vực.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, phát biểu: “Nông nghiệp đã luôn là một động lực quan trọng của tăng trưởng, giảm nghèo, an ninh lương thực và xuất khẩu kể từ khi chính phủ bắt đầu cải cách lĩnh vực nào vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên và năng suất lao động trong nước thấp, tăng trưởng của khu vực này đã chậm lại, chỉ khoảng 2%/năm kể từ năm 2011.
Hiện, sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia và chưa bằng một nửa so với Thái Lan và Philippines. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam cũng đang phục hồi sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong một thập niên.
Từ đó, việc thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ có tầm quan trọng sống còn để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao.
“Trong khi Việt Nam tiếp tục khắc phục những tác động ngày càng xấu của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp, các cải cách sâu rộng hơn và nguồn vốn đầu tư lớn hơn cho lĩnh vực này đẻ có vai trò then chốt để tăng năng suất nông nghiệp và bảo đảm tăng trưởng đồng đều và bền vững về môi trường trong dài hàn” – ông Sidgwick kết luận.
Theo Trí Thức Trẻ